Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tổng thống tiếm quyền Honduras lại bỏ quyền lực

 
Tổng thống tiếm quyền Honduras Roberto Micheletti. (Ảnh: Getty Images)

Ba tháng sau khi giành quyền lực sau cuộc đảo chính quân sự khiến dư luận quốc tế bất bình, ngày 7/10, Tổng thống tiếm quyền Honduras Roberto Micheletti tuyên bố sẵn sàng rời bỏ nhiệm sở, nhưng chỉ với điều kiện Tổng thống bị lật đổ Manuel Zelaya phải hủy bỏ yêu cầu phục chức.

Tổng thống Micheletti đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp của các nhà ngoại giao thuộc Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), do Tổng Thư ký OAS Jose Miguel Insulza chủ trì với hy vọng sẽ mở ra một nỗ lực mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Honduras.

Tuy nhiên, ông Micheletti cho biết "sẽ không có cách nào để ngừng" cuộc bầu cử dự kiến vào ngày 29/11 tới bất chấp việc cộng đồng quốc tế cảnh báo sẽ không công nhận mọi cuộc bầu cử do Chính phủ tiếm quyền Honduras tiến hành.

Đây không phải lần đầu tiên Tổng thống tiếm quyền Micheletti đưa ra điều kiện để từ chức. Cuối tháng 9 vừa qua, phát biểu trước báo giới, ông tuyên bố sẵn sàng rời bỏ quyền lực nếu cần thiết để giải quyết khủng hoảng thể chế ở Honduras, song phải sau cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới.

Chính phủ tiếm quyền của Honduras đang vấp phải sự lên án mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế sau vụ đảo chính ngày 28/6 vừa qua, lật đổ Tổng thống hợp pháp Zelaya.

Nhiều chính phủ, ngân hàng và tổ chức tài chính đa phương quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới (WB), đã ngừng phân bổ các khoản cho vay đối với quốc gia Trung Mỹ này.

Mỹ đã thu hồi thị thực của hàng loạt quan chức Honduras, trong đó có cả Tổng thống tiếm quyền Micheletti./.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nam Phi có sáng kiến mới chống săn bắn tê giác
  • Sự trỗi dậy ngọt ngào của châu Phi
  • Châu Phi: Nghèo đói trên núi vàng
  • Châu Phi bắt đầu 'ớn' đầu tư Trung Quốc?
  • Mỹ Latin bùng nổ trong khủng hoảng
  • Đổ xô đến châu Phi kinh doanh rượu bia
  • Trung Quốc muốn gì ở châu Phi?
  • Trung Quốc xây “thành phố ma” giữa lòng châu Phi
  • Honduras đối thoại để chấm dứt khủng hoảng
  • WB trợ giúp Zimbabwe vượt qua khủng hoảng
  • Chim câu “hạ nhục” dịch vụ Internet ở Nam Phi
  • Nigeria khuyến khích người có HIV lấy nhau
  • “Săn” đất ở châu Phi
  • Kinh tế châu Phi có thể tăng trưởng chậm lại
  • Giá dầu hạ làm mệt Trung Đông
  • Liên minh châu Phi nỗ lực giải quyết các vấn đề của châu lục