Chínhtrường Nhật Bản vừa chứng kiến một cuộc đổi ngôi lịch sử khi đảng Dânchủ Nhật Bản (DPJ) đối lập giành chiến thắng áp đảo, với 308/480 ghếtrong cuộc đua vào Hạ viện ngày 30-8 vừa qua.
Chiếnthắng vang dội trước đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Thủ tướngTa-rô A-xô trong cuộc đua quyết liệt này không chỉ giúp DPJ trở thànhchính đảng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản giành được hơn 2/3 số ghếtại Hạ viện, mà còn đặt dấu chấm hết sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền liêntục của LDP ở xứ sở Mặt trời mọc. Với chiến thắng vang dội này, Chủtịch DPJ Y-u-ki-ô Ha-tô-y-a-ma, 62 tuổi, chắc chắn trở thành Thủ tướngthứ 93 của Nhật Bản trong vòng hai tuần nữa.
Chiếnthắng của DPJ được kỳ vọng sẽ mở ra một kỷ nguyên thay đổi cho đất nướcNhật Bản, song để bước vào được kỷ nguyên này, không chỉ tân Thủ tướngY-u-ki-ô Ha-tô-y-a-ma mà cả DPJ phải vượt qua một "núi" những khó khănthách thức đã ở ngay phía trước. Trong đó, trở ngại đầu tiên và cũng làlớn nhất, là vực dậy nền kinh tế Nhật Bản; khắc phục tình trạng thấtnghiệp và hạn chế thiểu phát. Tiếp theo là tình trạng lão hóa dân số;vấn đề lương hưu; chuyển nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu sang nềnkinh tế dựa vào nhu cầu...
Khôiphục kinh tế được chọn làm ưu tiên và cũng là thách thức hàng đầu củaChính phủ kế nhiệm bởi những số liệu thống kê gần đây cho thấy, nềnkinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu phục hồi nhờ các gói kích cầu khổnglồ của Chính phủ. Song sự phục hồi đang diễn ra vẫn chưa đủ vững khi tỷlệ thất nghiệp tăng lên mức cao kỷ lục 5,7% vào tháng 7 vừa qua. Cùngvới đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục giảm, với mức cao kỷ lục2,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, khoảng 10 triệu người Nhật Bảnhiện vẫn phải sống với nguồn thu nhập hằng năm thấp hơn nhiều so vớimức trước đây, trong khi lương bổng đang trên đà suy giảm từ 15 năm nay.
Mộtthách thức nữa không kém phần quan trọng mà DPJ chắc chắn phải vượt quanếu đảng này thành lập Chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Xã hội(SDP) và đảng Quốc dân mới (PNP), đó là duy trì đoàn kết trong nội bộliên minh cầm quyền. Thực tế cho thấy, việc DPJ giành thắng lợi trongcuộc bầu cử Thượng viện năm 2007 đã tạo ra sự chia rẽ không nhỏ trongQuốc hội Nhật Bản - nơi DPJ kiểm soát Thượng viện - còn LDP kiểm soátHạ viện.
Kểtừ đó, để tiếp tục duy trì kiểm soát Thượng viện, DPJ đã thành lập mặttrận liên minh với SDP và PNP, bất chấp những khác biệt cơ bản về quanđiểm giữa ba đảng này. Song việc DPJ giành thắng lợi trong cuộc đua vàoHạ viện vừa qua lại có nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai của liên minh bađảng này. Trong đó bất đồng lớn nhất là về các khoản thu từ thuế. Trongkhi DPJ muốn xóa bỏ các loại thuế tạm thời, trong đó có thuế xăng dầu,thì PNP lại phản đối vì cho rằng, đó là nguồn tài chính ổn định choviệc duy tu hệ thống đường cao tốc. Những gì diễn ra sau cuộc bầu cửcho thấy, 3 đảng trên khó có thể đạt được thỏa thuận về việc thành lậpliên minh một cách nhanh chóng do các vấn đề nội bộ của SDP và PNP.
Dưluận chưa thể quên chủ trương thiết lập quan hệ "cân bằng hơn" với Mỹ -đồng minh then chốt của Nhật Bản - trong suốt chiến dịch vận động tranhcử của Chủ tịch DPJ Ha-tô-y-a-ma. Song rõ ràng việc ông Ha-tô-y-a-malên nắm quyền không có nghĩa Nhật Bản sẽ nhanh chóng chuyển hướng trongchính sách đối ngoại với Mỹ. Điều này không hề đơn giản với DPJ. Vìthế, khi lên nắm quyền tân Thủ tướng Nhật Bản sẽ phải chọn lựa thái độthực tiễn và không đảo ngược các chính sách đối ngoại - chính sách từngbảo đảm cho sự ổn định và thịnh vượng của nước Nhật. Cùng với đó, liênminh chiến lược với Mỹ sẽ vẫn được duy trì, đặc biệt trong bối cảnhOa-sinh-tơn đã triển khai "ô hạt nhân" để bảo vệ Tô-ki-ô trong trườnghợp có nguy cơ bị tấn công và đồn trú 47.000 lính Mỹ tại Nhật Bản.
Việc Chủ tịch DPJ Y-u-ki-ô Ha-tô-y-a-ma lên nắm quyền không có nghĩa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam- Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng. Ngược lại, Việt Nam vẫn là một trong nhữngưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ở khu vực ĐôngNam Á, bởi vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định trong khu vựcvà trên thế giới. Chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo của DPJ, mối quan hệđối tác chiến lược này tiếp tục được củng cố và phát triển trong thờigian tới.
Thắnglợi của DPJ cho thấy, người dân Nhật Bản, đặc biệt là giới trẻ đang kỳvọng vào sự đổi thay tích cực, mà DPJ hứa hẹn sẽ mang đến cho nền kinhtế lớn thứ 2 thế giới này. Song thách thức lớn với DPJ trong thời điểmhiện nay vẫn là chưa có đủ kinh nghiệm lãnh đạo đất nước, sau 11 năm ởthế đối lập (kể từ khi được thành lập tháng 4-1998). Điều đó cho thấy,việc giành được chính quyền đã khó, nhưng giữ vững và củng bố bộ máylãnh đạo chính quyền còn khó hơn nhiều. Chặng đường đầy chông gai củaDPJ cũng như tân Thủ tướng Y-u-ki-ô Ha-tô-y-a-ma vẫn đang ở phía trước.Liệu bộ máy lãnh đạo của DPJ và tân Thủ tướng Y-u-ki-ô Ha-tô-y-a-ma sẽlàm gì để vượt qua những thách thức trên? Câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.
(Theo Đình Hiệp // Hanoimoi Online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com