48 giờ qua, cuộc khủng hoảng chính trị tại Ôn-đu-rát lại nóng lên từng giờ. Trong một cuộc trở về mạo hiểm (ngày 25-7, giờ địa phương), Tổng thống bị lật đổ của Ôn-đu-rát Ma-nu-en Dê-lay-a - đang phải lưu vong tại nước láng giềng - đã một lần nữa bước qua đường biên giới Ni-ca-ra-goa - Ôn-đu-rát để về nước.
Tuy nhiên, chính phủ lâm thời đã sử dụng quân đội phong tỏa chặt biên giới, cấm những người ủng hộ trong nước đổ đến đón chào ông Dê-lay-a tại cửa khẩu biên giới Lát Ma-nốt, nối Ni-ca-ra-goa với Ôn-đu-rát.
Ông M.Dê-lay-a với những người ủng hộ tại biên giới giữa Ni-ca-ra-goa và Ôn-đu-rát.
Trước đó một ngày (24-7), Tổng thống Dê-lay-a cũng đã bước qua biên giới Ni-ca-ra-goa vào lãnh thổ Ôn-đu-rát, trong một động thái được xem là chuyến về nước "tượng trưng" sau gần một tháng sống lưu vong kể từ khi bị lật đổ trong cuộc đảo chính ngày 28-6. Sau khi đặt chân lên mảnh đất quê hương, ông Dê-lay-a đề xuất một cuộc đối thoại tại cửa khẩu với giới quân sự khi gửi một thông điệp đến Đại tá Rô-mê-rô Va-xkết - người đứng đầu lực lượng vũ trang Ôn-đu-rát và cũng là người cầm đầu cuộc đảo chính quân sự vừa qua - để tìm giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngay lập tức, đề xuất đã bị giới quân sự nước này bác bỏ. Trong một phát biểu từ biên giới, ông Dê-lay-a tuyên bố, các nhóm thế lực hiện nay của Ôn-đu-rát sẽ không thể nắm quyền trước sự phản đối của người dân.
Tổng thống lưu vong Dê-lay-a hiện tá túc tại thị trấn Ô-cô-tan bên trong lãnh thổ Ni-ca-ra-goa, cách biên giới Ôn-đu-rát khoảng 100m. Dự kiến 24 giờ tới ông sẽ tới Oa-sinh-tơn để tìm kiếm tiếp sự ủng hộ của "người khổng lồ" Bắc Mỹ. Trong khi đó, để đối phó với cuộc trở về của ông Dê-lay-a, trong hai ngày qua, hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát Ôn-đu-rát trang bị vũ khí và lá chắn đã được triển khai tại khu vực biên giới với Ni-ca-ra-goa. Máy bay trực thăng của lực lượng an ninh liên tục quần đảo ở khu vực cửa khẩu Lát Ma-nốt, nơi ông Dê-lay-a, Ngoại trưởng Vê-nê-xu-ê-la Ma-đu-rô, cùng đông đảo nhà báo và những người ủng hộ Tổng thống bị lật đổ đang có mặt. Chính phủ lâm thời Ôn-đu-rát cũng đã ra lệnh thiết quân luật từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng trong hai ngày qua tại các vùng biên giới Ôn-đu-rát - Ni-ca-ra-goa và tuyên bố sẽ bắt giữ ông Dê-lay-a nếu tiếp cận được.
Đến nay, hầu hết miền Nam Ôn-đu-rát đã bị tê liệt bởi cuộc khủng hoảng chính trị. Người ủng hộ ông Dê-lay-a tiếp tục phong tỏa các con đường chính và đổ về khu vực biên giới Ôn-đu-rát - Ni-ca-ra-goa. Căng thẳng càng gia tăng khi trong ngày trở về của ông Dê-lay-a (25-7), một thanh niên đã bị sát hại trên đường tới biên giới Ni-ca-ra-goa. Những người ủng hộ ông Dê-lay-a cáo buộc lực lượng cảnh sát Ôn-đu-rát gây ra cái chết của thanh niên này.
Chuyến hồi hương của ông Dê-lay-a diễn ra sau cuộc thương lượng lần ba giữa các bên ở Ôn-đu-rát ngày 22-7 vừa qua. Theo đó, Tổng thống Cô-xta Ri-ca, A-ri-át, trong vai trò trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Ôn-đu-rát đã đề xuất việc ông Dê-lay-a sẽ trở lại nắm quyền điều hành đất nước vào ngày 24-7. Đây là giải pháp mới nhất được ông A-ri-át đưa ra trong cuộc đàm phán giữa phe đảo chính quân sự và phe của ông Dê-lay-a. Ngay sau đó, Chính phủ lâm thời Ôn-đu-rát cho biết, nước này sẽ chuyển đề xuất trên lên Quốc hội và Tòa án tối cao. Đây là dấu hiệu nhượng bộ đầu tiên của Chính phủ lâm thời Ôn-đu-rát, nhưng Ngoại trưởng của chính phủ này, Các-lốt Lô-pết lại khẳng định sẽ không phục chức cho ông Dê-lay-a. Trong khi đó, ngày 25-7, Tổng thống lâm thời Rô-béc-tô Mi-sê-lết-ti lần đầu tiên đã đánh tiếng sẽ mời đại diện chính phủ 6 nước gồm Đức, Bỉ, Ca-na-đa, Cô-lôm-bi-a, Pa-na-ma và Nhật Bản làm quan sát viên trong cuộc đối thoại, dự kiến diễn ra ở Cô-xta Ri-ca trong những giờ tới, nhằm giải quyết khủng hoảng. Tuyên bố tại Phủ Tổng thống ở thủ đô Tê-gu-xi-gan-pa của Ôn-đu-rát, ông Mi-sê-lết-ti cam kết theo đuổi đối thoại để giải quyết khủng hoảng với vai trò trung gian của Tổng thống Cô-xta Ri-ca A-ri-át.
Cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục phản đối chính quyền lâm thời tại Ôn-đu-rát. Thụy Điển, nước hiện đang nắm giữ cương vị Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) vừa cho biết, toàn bộ EU sẽ tiếp tục hạn chế các tiếp xúc chính trị với chính phủ hiện nay của Ôn-đu-rát cho tới khi tìm được một giải pháp hòa bình. Còn Chính phủ Mỹ cảnh báo rằng, các cuộc thương lượng bế tắc sẽ mang lại những hậu quả nặng nề cho Ôn-đu-rát. Hiện, chưa có chính phủ nước nào trên thế giới công nhận chính quyền lâm thời của ông Mi-sê-lết-ti.
Trong lĩnh vực phát triển tàu ngầm diezel–điện có 2 nước luôn chiếm vị trí hàng đầu là Nga và Đức. Nhưng không thể bỏ qua các đối thủ sừng sỏ khác là Nhật, Pháp, Thụy Điển...
Hiện tại, dân số thế giới đang là 7,09 tỷ người và đang tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, lượng dân cư đã trở nên quá đông đúc khiến diện tích sống ngày càng bị thu hẹp đến ngột ngạt.
Nhân loại đã bắt đầu chiến tranh với những thanh gươm và tiến đến súng máy với vũ khí hủy diệt người hàng loạt, nhưng trong tương lai, những loại vũ khí gì sẽ xuất hiện?
Sự khắc nghiệt của thiên nhiên đang ngày càng có xu hướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Đặc biệt, trong những ngày đầu tiên của năm 2013, hạn hán và giá lạnh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người.
Giàu có, đẹp lộng lẫy và siêu sang trọng là những thứ thuộc về thế giới sòng bạc! Người lắm tiền nhiều của và thích chơi bạc sẽ có cảm giác thỏa mãn với những casino “khủng khiếp” dưới đây!
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế như hiện nay vẫn có không ít người giàu vung tiền tổ chức những bữa tiệc xa hoa, hao tiền tốn của bậc nhất trên giới!.
"Hợp tác chiến lược" và "xây dựng cơ sở hợp tác rộng lớn hơn" là điều vừa được khẳng định trong Tuyên bố chung tại Oa-sinh-tơn nhân kết thúc chuyến công du tới Mỹ trong tuần của Thủ tướng I-rắc Nu-ri An Ma-li-ki. Theo đó, Oa-sinh-tơn và Bát-đa sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, thương mại, văn hóa, khoa học và giáo dục.
Theo những số liệu chính thức của Cơ quan thống kê quốc gia ONS của nước Anh thì khủng hoảng tài chính thế giới đã buộc hàng triệu người phải tìm đến các công việc bán thời gian thay vì những công việc toàn thời gian mà họ không thể tìm kiếm được.
Cuối tháng 7 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tắt bảng chữ điện tử tuyên truyền chống Cu-ba được đặt ở trước trụ sở Văn phòng phụ trách các lợi ích của Mỹ tại La Habana. Ðáp lại, Cu-ba cũng đã hạ những tấm bảng lớn có nội dung phản đối Mỹ đặt gần văn phòng này.
Trong những ngày vừa qua, ba quan chức Mỹ: Ðặc phái viên Mỹ về Trung Ðông G. Mitchell, Bộ trưởng Quốc phòng R.Gates và Cố vấn an ninh quốc gia James Jones đã lần lượt tới một loạt nước ở khu vực Trung Ðông nhằm mục đích thúc đẩy tiến trình hòa bình ở khu vực này.
Hôm nay, trong lễ tưởng niệm lần thứ 64 ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Nhật Bản tuyên bố nước này kiên quyết áp dụng lệnh cấm vũ khí hạt nhân.
Hai quả tên lửa được bắn từ một máy bay không người lái Mỹ vào sáng nay 5/8 đã rơi trúng ngôi nhà bố vợ của tư lệnh Taliban tại Pakistan, Baitullah Mehsud khiến một trong những người vợ của hắn bị chết.
Người dân ở một thị trấn xa xôi tại phía tây Trung Quốc cho hay, có nhiều người cố tìm cách ra khỏi khu vực đang bị phong toả nhằm ngăn chặn bệnh dịch hạch thể phổi lây lan đã làm ít nhất ba người tử vong.
Giáo sư Robert Sutter của Đại học George Washington (Mỹ), một chuyên gia về quan hệ quốc tế, mới đây đã có bài viết phân tích sự ngang ngược của Trung Quốc cũng như những điểm yếu của Bắc Kinh mà Mỹ có thể tấn công vào.
Trong chuyến làm việc tại Trung Quốc cuối tuần trước, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã chỉ trích cách hành xử của Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt trong các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biển Đông.
Vụ bê bối thực phẩm mới nhất ở Trung Quốc đang lan rộng nhanh chóng. “Nạn nhân” mới nhất trong vụ này có thêm chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks và chuỗi cửa hiệu đồ ăn nhanh BurgerKing.
Trong khi nhiều nước châu Á khác đang khá chật vật để níu kéo các dòng vốn FDI thì Indonesia lại nổi lên như một điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư nước ngoài.
Các tập đoàn và tỷ phú trong lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng đều nằm trong danh sách đen khi Mỹ chuẩn bị kế hoạch trừng phạt mới với Nga, sau thảm kịch MH17 rơi ở Ukraine.
Ngày 24-7, các quan chức Nga đồng loạt lên tiếng trấn an dư luận sau khi một cố vấn thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo đất nước đang đối mặt với nguy cơ cô lập về kinh tế.
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định dù Bắc Kinh đã rót hàng tỉ USD đầu tư vào châu Phi nhưng “con đường cái quan” sẽ không thông thoáng như Bắc Kinh kỳ vọng.