Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siêu điệp viên Herman Simm: Những năm tháng huy hoàng

Herman Simm từng được coi là anh hùng khi thành lập lực lượng bảo vệ tòa nhà quốc hội và chính phủ hồi tháng 5-1990

Tột đỉnh vinh quang của Herman Simm là ngày 6-2-2006, ông được Phủ Tổng thống Estonia mời đến nhận “Huân chương Sao Trắng”, một trong những huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa Estonia, độc lập từ năm 1991. Thành tích của Simm là “tận tụy với tổ quốc Estonia”.

Sự kiện long trọng nói trên trở thành chuyện đàm tiếu của thiên hạ sau khi vợ chồng Herman Simm bị bắt về tội làm gián điệp cho Nga vào ngày 21-9-2008.

Valery Zentsov, sếp của Herman Simm. Ảnh: dER SPIEGEL

Người anh hùng của nền Cộng hòa Estonia

Herman Simmlà con ngoài giá thú, sinh ngày 29-5-1947 tại thành phố nhỏ bé mang tên Suure-Jaani. Năm lên ba, mẹ ông lấy chồng khác. Simm được giao cho bà ngoại và bà dì nuôi ăn học. Ở trường học, Simm nổi tiếng là học sinh có tham vọng, học hành chăm chỉ và thích ứng tốt với mọi hoàn cảnh.

Năm 1966, Estonia là một phần của lãnh thổ Liên Xô. Trong lúc học trườnghóa học ở Tallinn, Simm chứng kiến một vụ ẩu đả giữa một băng đảng thanh niên và cảnh sát trước cửa một rạp chiếu bóngở ngoại ô thủ đô. Simm giúp cảnh sát dẹp được băng đảng vừa kể.

Cảnh sát tỏ vẻ ngạc nhiên được một sinh viên giúp đỡ. Họ mời Simm làm việc cho họ. Nhà báo Mihkel Karnas, tác giả phim tài liệu Nội gián nói về trường hợp của Herman Simm trên đài truyền hình Estonia: “Đó là bước khởi đầu của Simm làm việc cho tình báo Nga (KGB)”. Simm giấu kín công việc bí mật của mình với gia đình.

Sau đó Herman Simm gắn bó cuộc đời mình với ngành cảnh sát. Năm 1975, ông tốt nghiệp với tấm bằng danh dự Học viện Quân sự Bộ Nội vụ của Liên Xô. Rồi ông gia nhập Đảng Cộng sản Estonia, một điều hết sức cần thiết vì công việc của ông là tháp tùng các đoàn đại biểu Estonia đi công tác nước ngoài.

Con gái của Simm, sinh năm 1974, làkết quả của một mối tình lãng mạn với một cô tiếp viên hàng không. Hiện nay bà này là chuyên viên về máy tính ở Europol, tổ chức cảnh sát châu Âu.

Khi Liên Xô tan rã, Simm mang lon đại tá. Ông có trong tay 44 huy chương trong đó có 3 huy chương chiến công. Tuy nhiên, thế giới cũ của ông không tồn tại được lâu. Khi nước Cộng hòa Xô viết Estonia giành được độc lập năm 1991, KGB rút khỏi trụ sở ở Tallinn và cắt đứt mọi quan hệ với Herman Simm.

Thế rồi Herman trở thành một người hùng của nền độc lập Estonia. Khi những người chống đối chủ trương giành độc lập tấn công tòa nhà quốc hội và tòa nhà chính phủ nằm trên đồi Toompea ở trung tâm Tallinn ngày 5-1-1990, Herman Simm tổ chức phòng vệ rất hữu hiệu.

Sau sự cố này, Simm được tuyên dương anh hùng. Tin tức đồn đại cũng cho rằng Simm đã bí mật giúp người Nga rút khỏi Tallinn.

Với công trạng nói trên, Herman Simm được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng huyện Harju, bao gồmthủ đô Tallinn. Simm đứng ra giám sát cuộc rút lui của Hồng quân Liên Xô. Ông ta cũng giám sát việc tháo gỡ các đầu đạn hạt nhân củaLiên Xô trên lãnh thổ Estonia.

Chuyến đi định mệnh

Năm 1994, Herman Simm được thăng chức chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát Estonia. Tuy nhiên, 6 tháng sau, Simm bị cách chức vì bị cáo buộc tham nhũng, điều mà ông ta cực lực phản đối. Simm được đề nghị giữ một chức khiêm tốn hơn nhưng ông ta từ chối rồi xin nghỉ hưu.

Tháng 7-1995, quan hệ tình cảm với cô bạn gái nhỏ hơn 20 tuổi sứt mẻ. Buồn bã, Simm đi Tunisia để giải sầu. Ít nhất, đó là lý do mà Simm viện ra để giải thích chuyến đi bất thường của mình.

Tại Tunisia, tình cờ Simm gặp một người mà ông cho rằng là người quen cũ trong những ngày còn liên lạc với KGB. Cuộc gặp diễn ra trong ngôi chợ một khu dân cư Hồi giáo ở thủ đô Tunis. Một người đàn ông nói với Simm: “Tôi đây, Valentin”.

Valentin là bí danh của Valery Zentsov, một người Nga sinh ở Berlin năm 1946. Cũng giống như Simm, Valentin học đại học ở Tallinn và khởi nghiệp ở KGB từ lúc còn trẻ.

Năm 1991, Valentin chính thức nghỉ hưu ở Nga, Nhưng theo báo cáo mật của NATO, nghỉ hưu chỉ là một vỏ bọc. Valentin được giao nhiệm vụ xây dựngmạng lưới điệp viên ở các nước vùng biển Baltic.

Valentin gặp Simm đương nhiên là có chủ đích. Sau này, Simm thú nhận lúc đầu ông từ chối lời mời cộng tác với SVR (Cơ quan Tình báo Hải ngoại Nga) của Valentin. Nhưng lúc đó Simm vừa bị cách chức, cảm thấy mình vô dụng.

Bên bàn uống bia,Valentin an ủi Simm: “Đừng lo chuyện đó”. Valentin vừa xoa vừa dọa tiết lộ quá khứ KGB của Simm. Sau 4 chai bia, Simm nói ông sẽ làm việc trở lại với hàm đại tá.

Các nhà điều tra NATO tin rằng kể từ đó, Simm đóng vai trò điệp viên SVR “nằm vùng” ở Estonia chuẩn bịcho một sự trở lại huy hoàng hơn.

Sau khi trở về từ Tunisia, Simm được triệu tập đếntrình diện Bộ Quốc phòng Estonia mà không hề được báo trước. Simm được bổ nhiệm làm giám đốc bộ phận phân tích của bộ. Một phần công việc của Simm là tiếp xúc với EU (Liên hiệp châu Âu) và NATO chuẩn bị cho việc Estonia gia nhập tổ chức quân sự này.

Kể từ đó, Simm bí mậtchuyển giao cho Nga tất cả những thứ gì nằm trong tầm tay, dưới hình thức photocopy hoặc ảnh chụp tài liệu. Valentin dạy cho Simm “mánh” gửi tài liệu rất kỹ, từng chi tiết. Ví dụ, Valentin dạy Simm giấu cuộn phim trong hộp bìa cứng thức uống màu đỏ hoặc cam đập dẹp như thể là rác rồi đem ra công viên quăng vào thùng rác. Nhưng cách này chỉ xài một lần mà thôi.

Tính chung, Valentin và Simm gặp nhau cả thảy 16 lần ở 10 nước khác nhau.

Cũng trong thời gian đó, có tin Simm được Bundesnachrichtendienst (Cơ quan Tình báo Hải ngoại Đức, gọi tắt là BND) mời cộng tác. Simm cũng chấp nhận lời mời này. Nhiệm vụ của Simm là cập nhật hóa thông tin về các hoạt động của Nga và của các tổ chức tội phạm ở các nước vùng Baltic. Simm được trả tiền rất hậu hĩ.

Kỳ tới: Chiến dịch “Hiệp sĩ Trắng”

(Theo VĂN ANH // Nguoilaodong Online)

  • Siêu điệp viên Herman Simm: Rận ở trong chăn
  • Trung Quốc 5 lần suýt bị tấn công hạt nhân
  • Sinh ra từ du lịch tình dục
  • Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Paris: 5 bức tranh cực quý đã bị đánh cắp
  • 93 tuổi vẫn sinh con
  • Chung quanh việc di chuyển căn cứ Phư-ten-ma của Mỹ ở Nhật Bản
  • Âm mưu đánh bom ở New York: Ai tài trợ cho Faisal Shahzad?
  • Âm mưu đánh bom ở New York: Tên khủng bố có đôi mắt bồ câu