Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có chuyến thăm Iran ngày 28-10. Tháp tùng là đoàn hơn 200 doanh nghiệp tìm cơ hội làm ăn. Kết quả, hai nước nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, ngân hàng và giao thông vận tải, hướng tới mục tiêu tăng gần gấp 3 lần kim ngạch thương mại song phương lên 20 tỷ USD vào năm 2011.
Thủ tướng Erdogan còn hoan nghênh đề xuất của Iran tiến tới đưa kim ngạch lên mức 30 tỷ USD. Trước khi đến Iran, ông Erdogan đã đưa ra những phát biểu mạnh mẽ phản đối những nước muốn “hại” Iran, nhất là Israel và Pháp. Khi đến Iran, ông Erdogan bày tỏ sự ủng hộ quyền làm giàu hạt nhân của nước này, chỉ trích 5 cường quốc sở hữu hạt nhân nhưng lại cản trở những quốc gia khác sở hữu công nghệ này. Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nhưng còn nhiều trở ngại trong khi nước này lại hướng mạnh đến các nước Hồi giáo khiến phương Tây ít nhiều lo ngại quốc gia Hồi giáo này đang xoay chiều chuyển hướng sang phía Đông.
Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quan trọng của phương Tây trong thế giới Hồi giáo. Tổng thống Mỹ Obama đã mạnh mẽ cam kết ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên EU. Giờ đây, đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ lại có hành động đi ngược lại lợi ích của Mỹ, EU. Trước đó hồi đầu tháng Thổ Nhĩ Kỳ đã hủy bỏ tập trận chung với Israel. Hồi tháng 6, khi kết quả chính thức của cuộc bầu cử tổng thống Iran gây tranh cãi được công bố, Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các quốc gia đầu tiên chúc mừng Tổng thống Ahamadinejad tái đắc cử.
Luận về sự xoay chuyển của Thổ Nhĩ Kỳ, các nhàø phân tích cho là do thái độ của EU. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Đức Angela Merkel đều phản đối dành vai trò thành viên EU cho Thổ Nhĩ Kỳ. Việc từ chối của các nước chủ chốt của EU, đường vào EU xa lắc có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ thấy cần tìm những con đường khác thông thoáng hơn. Rồi khủng hoảng kinh tế dẫn đến các nền kinh tế châu Âu bị thu hẹp cũng thúc đẩy Thổ Nhĩ Kỳ - một nước xuất khẩu lớn - tìm kiếm những thị trường khác. Cùng là nước Hồi giáo, sựï tương đồng về văn hóa, kinh tế cũng thúc đẩy nước này xoay hướng Đông.
Tuy vậy, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là đồng minh không thể thay thế của Mỹ và EU. Có đường biên giới với Iran, Iraq và Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thân phương Tây vẫn là cầu nối của các nước này với các nước Hồi giáo. Nằm giữa Trung Đông với Liên Xô cũ, nước này có vai trò chiến lược sống còn như là đất nước trung chuyển khí đốt. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có ảnh hưởng sâu sắc ở khu vực Caucasus.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng về các vấn đề EU của Thổ Nhĩ Kỳ, Egemen Bagis, cho biết nước này không từ bỏ ý định vào EU, nhưng họ cần định hướng lại, tốt hơn là hướng Đông – bao gồm mở cửa biên giới với Syria, ký một thỏa thuận lịch sử với Armenia, thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường và hợp tác với Iran… Điều này đang giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành người đối thoại hiệu quả hơn với các đồng minh phương Tây
(Theo LỆ THƯ // SGGP online)
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com