Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nền kinh tế phát triển tăng trưởng ổn định trong quý 1

Theo OECD, GDP của các nền kinh tế phát triển tiếp tục duy trì tăng trưởng trong quý 1 bất chấp mức giảm đóng góp từ chi tiêu tiêu dùng.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) hôm qua cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 34 nước thành viên tăng 0,5% trong quý 1 so với quý 4/2010,với tỷ lệ tăng trưởng không đổi.

Tuy nhiên, OECD cho biết, chi tiêu tiêu dùng tiếp tục đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng với 0,2% GDP, mặc dù đây là mức thấp nhất kể từ quý 2/2009.

Trong 3 tháng cuối năm 2010, lượng hàng tồn kho sụt giảm đã kéo lùi tăng trưởng, nhưng điều này đã phần nào đảo ngược trong quý đầu năm nay khi lượng hàng tồn kho đóng góp thêm 0,1% cho GDP.

Điều đó cho thấy tăng trưởng có thể đang chậm lại quý thứ 2, khi thu nhập thực tế của người tiêu dùng giảm vì lạm phát tăng nhanh hơn lương.

Các số liệu của OECD cho thấy đầu tư kinh doanh không đóng góp vào tăng trưởng, một dấu hiệu đáng lo ngại. Nhiều chính phủ đang bắt tay vào chương trình thắt lưng buộc bụng để giải quyết khoản nợ lớn, chi tiêu khu vực công cũng không góp phần tăng trưởng.

OECD hôm thứ 3 công bố giá tiêu dùng tháng 5 tăng nhanh nhất kể từ tháng 10/2008, khi giá năng lượng và lương thực tăng.

Sự hồi phục mong manh khiến các ngân hàng trung ương nhiều nước quyết định thay đổi. Thụy Điển đã tăng lãi suất, Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng dự định tăng lãi suất trong phiên họp hôm nay. Tuy nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Anh sẽ không theo xu hướng này.

(gafin)

  • 10 siêu đại gia Nga trong danh sách đen sẽ bị Mỹ trừng phạt?
  • Liên minh 04 nước đối phó Trung Quốc ở châu Á-TBD?
  • Mỹ - Trung: Đối thủ tiềm ẩn, sẵn sàng 'rút kiếm'
  • Mỹ- Trung và quan hệ 'nước lớn kiểu mới'
  • Trung Quốc chịu “mở cửa” kiểm toán cho Mỹ
  • Thế giới thực sự có bao nhiêu tỷ phú?
  • Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á
  • Obama và trò chơi 'hai mặt của đồng tiền'
  • Mỹ và châu Âu sẽ cùng "chìm"
  • "Thắt lưng buộc bụng" làm cho thế giới suy thoái
  • Kinh tế 24h: Tác dụng phụ khó nhằn
  • Vì sao ám ảnh suy thoái chưa hết?
  • Thế giới tuần 27/6-3/7: Nhiều yếu tố bất ngờ
  • Trái đất ấm dần lên và nguy cơ lương thực toàn cầu
  • Kinh tế 24h: Ác mộng đã chấm dứt
  • Kinh tế 24h: Sốc vì tệ hơn cả dự báo