Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Luật cấm vận kinh tế
Luật cấm vận Cuba -Cuban Democracy Act 1992 – USC 22, Khoản 1701- 1711, Cuba Liberty and Democracy Solidarity Act –LIBERTAD 1996, Iran Sanctions `ct of 1990, Iran-Iraq arm Non-Proliferation Act of 1992, Iran and Libya Sanctions Act of 1996 là thuộc dạng luật cấm vận và bao vây kinh tế mà Hoa Kỳ áp dụng với nước ngoài dến nay vẫn còn hiệu lực. Luật cấm vận Việt nam đã bỏ năm 1994.
Luật kiểm soát kinh doanh ma tuý
Luật kiểm soát, giáo dục và thực thi về ma tuý năm 1986 đã đưa ra hàng loạt các biện pháp mới để đối phó với tình hình nghiêm trọng của việc buôn lậu ma tuý vào HK và sự đe doạ của các nguồn sản xuất ma tuý nưóc ngoài.
Phần IX của luật này bổ xung Luạt thương mại 1974 bằng phần VIII, tên là: Luật kiểm soát kinh doanh ma tuý.
Năm 1988 Mĩ thông qua Luật chống lạm dụng ma tuý.
Những luật này xác định các nước sản xuất và quá cảnh ma tuý có cộng tác như thế nào với Mĩ để kiểm soát tình hình sản xuất, buôn bán ma tuý, từ đó xác định chính sách trợ giúp kinh tế, chính sách thương mại phù hợp là hợp tác kinh tế hay trừng phạt kinh tế. Tháng 3 hàng năm, Tổng thống Mĩ trình Nghị viện báo cáo hàng năm về tình hình này, đưa ra danh sách các nước có liên quan đến sản xuất, quá cảnh ma túy và đưa ra các chính sách tương ứng.
Luật chống khủng bố
Khoản 504, 505 của Luật An ninh quốc tế và phát triển hợp tác quốc tế năm 1985 cấm xuất nhập khẩu hàng hoá từ các nước ủng hộ khủng bố quốc tế như Libya bị áp dụng năm 1985 và đang áp dụng để chống các nước ủng hộ khủng bố quốc tế hiện nay.
Luật thuế đối kháng
Mục đích của CVD là làm vô hiệu hoá ưu thế cạnh tranh không bình đẳng của nhà sản xuất/xuất khẩu (NSXXK) nước ngoài đối với NSXXK Hoa kỳ nhờ có trợ cấp của nước họ. Thuế đối kháng đúng bằng trị giá tịnh của phần trợ cấp và được thu khi nhập khẩu vào HK.
Phần A Chương VII Luật thuế quan 1930, bổ xung bằng Luật Hiệp định thương mại 1979, bổ xung bằng Luật thuế quan và thương mại 1984, OTCA 1988 và luật về các hiệp định thương mại vòng đàm phán uruguay 1994 nêu rõ: ngoài các loai thuế, phí khác, thuế đối kháng sẽ được đánh tương đương với trảigiá tịnh của phần trợ cấp, nếu thoả mãn hai điều kiện: một là Bộ Thương mại Hoa Kỳ- cần phải làm rõ là có trợ cấp đối kháng, trực tiếp hay gián tiếp , liên quan đến sản xuất, xuất khẩu của nhóm/loai hàng nhập khẩu hoặc được bán vào HK và phải xác định trị giá của phần trợ cấp tịnh. Hai là, ủy ban Thương mại quốc tế HK-ITC-phải xác định được là ngành công nghiệp HK bị thiệt hại vật chất, hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất, hoặc việc hình thành một ngành công nghiệp HK bị đẩy lùi, vì lý do nhập khẩu mặt hàng đó hoặc việc bán (hoặc tương tự như bán) hàng đó vào HK- gọi là việc kiểm tra thiệt hại-injury test. Luật được áp dụng cho nhạp khẩu từ các nước WTO (theo Hiệp định trợ cấp và các biện pháp chống đối kháng-gọi là HD trợ cấp, hoặc với các nước mà HK có hiệp định MFN vô điều kiện. Hiệp định trợ cấp quy định các loai trợ cấp bị cấm-trợ cấp vi phạm- “đèn đỏ” như: 1- trợ cấp dựa trên năng lực xuất khẩu, 2- trợ cấp dựa trên sử dụng nhiều hàng nội hơn hàng nhập.
Hiệp định cho phép 3 loai trợ cấp “đèn xanh”-không gây phản ứng đối kháng: 1- một số trợ cấp nghiên cứu (ngoại trừ trợ cấp cho ngành hàng không, 2- trợ cấp cho khu vực kém phát triển, 3- trợ cấp cho phương tiện hiện thời đáp ứng yêu cầu mới về môit trường.
Đối với các nước đang phát triển –DPT-có GNP bằng hoặc hơn 1.000USD/đầu người được 8-10 năm (tính từ 1994/95) để loai bỏ dần trợ cấp xuất khẩu. Đối với các nước kém phát triển-KPT- có GNP ít hơn 1.000USD/đầu người được 8 năm để loai bỏ dần trợ cấp XK cho loai hàng cạnh tranh.
Các nước DPT được 5 năm, KPT được 8 năm để loai bỏ dần các biện pháp bị cấm về trợ cấp thay thế hàng nhập khẩu.
Các bước điều tra chống trợ cấp (CVD) :
Ngày | Các bước |
0 | Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại |
20 | Bắt đầu điều tra |
45 | ITC sơ bộ xác định |
85 | Bộ Thương mại sơ bộ xác định |
160 | Bộ Thương mại kết luận |
205 | ITC kết luận |
Luật chống bán phá giá
Bán phá giá nói chung là một hình thức phân biệt giá quốc tế, theo đó hàng được bán ở một nước với giá thấp hơn giá của hàng tương tự tại thị trường nước xuất khẩu hoặc ở thị trường xuất khẩu khác của nước xuất khẩu đó.
Có 3 nhóm điều luật HK xử lý các dạng khác nhau của việc bán phá giá. Luật chống bán phá giá năm 1916 nêu hình phạt hình sự va dân sự đối với việc bán phá giá hàng nhập khẩu với giá quá thấp so với trị giá thị trường hoặc giá bán buôn của loai hàng đó, với ý đồ phá hoại hoặc gây thiệt hại cho ngành công nghiệp HK. Phần VII của Luật thuế quan 1930 được bổ xung, việc đánh giá và thu thuế chống bán phá giá của chính phủ HK sau khi xác định bằng thủ tục hành chính rằng hàng ngoại nhập đã được bán ở HK với giá thấp hơn giá hợp lý và như vậy đã gây thiệt haị vật chất cho ngành công nghiệp HK. Phần 1317 của OTCA 1988 quy định thủ tục cho USTR yêu cầu chính phủ nước ngoài áp dụng hành động chống lại việc bán phá giá của nước thứ ba làm phương hại tới công nghiệp HK và phần 232 Luật HD vòng uruquay cho phép một nước thứ ba quyền yêu cầu chống lại việc nhập khẩu hàng phá giá từ một nước khác làm thiệt hại ngành công nghiệp ở một nước thứ ba.
Các luật này quy định các quy trình, thủ tục tiến hành các bước xác định thiệt haị, quy định thế nào là bán phá giá.. các cơ quan có quyền liên quan đến thuế đối kháng và bán phá giá, thời hạn tố tụng.
Các bước điều tra chống bán phá giá (AD):
Ngày | Các bước |
0 | Nộp đơn yêu cầu cho USITC và Bộ Thương mại |
20 | Bắt đầu điều tra |
45 | ITC sơ bộ xác định |
160 | Bộ Thương mại sơ bộ xác định |
235 | Bộ Thương mại kết luận |
280 | ITC kết luận |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com