Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
HỆ THỐNG PHÂN PHỐI, BÁN BUÔN, BÁN LẺ
Ở HOA KỲ - (Phần 2)
3. Hệ thống bán buôn
Bán buôn là các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa và dịch vụ cho những người mua hàng để bán lẻ hoặc để sử dụng cho kinh doanh. Nhà bán buôn là những công ty mà hoạt động của họ chủ yếu liên quan đến hoạt động bán bán buôn. Nhà bán buôn mua hàng chủ yếu từ các nhà sản xuất và bán hàng chủ yếu cho các nhà bán lẻ, người tiêu dùng công nghiệp và những nhà bán buôn khác. Vì lý do trên mà người tiêu dùng gần như không quan tâm và không biết đến những nhà bán buôn lớn và nổi tiếng. Chẳng hạn, ở Hoa Kỳ mặc dù SuperValu là một nhà bán buôn thực phẩm lớn nhất với doanh số hàng năm 23 tỷ USD song gần như rất ít người tiêu dùng biết đến công ty này.
Có thể chia nhà bán buôn thành 3 loại chính sau:
- Nhà bán buôn có quyền sở hữu hàng hóa (Merchant wholesaler): là công ty sở hữu độc lập và có quyền sở hữu hàng hóa mà công ty đó mua bán. Loại hình này chiếm 50% tổng số nhà bán buôn ở Hoa Kỳ.
- Môi giới và đại lý (Brokers và Agents): Môi giới là nhà bán buôn không có quyền sở hữu hàng hóa và có nhiệm vụ đưa người bán và người mua gặp nhau và giúp đỡ họ trong quá trình đàm phán. Đại lý là nhà bán buôn đại diện cho người mua hoặc người bán trên cơ sở tương đối thường xuyên và lâu dài. Đại lý cũng không có quyền sở hữu hàng hóa mua bán và chỉ thực hiện một số nhiệm vụ trong dây chuyền phân phối hàng hóa và dịch vụ.
- Chi nhánh và văn phòng bán hàng của nhà sản xuất (manufacturers’ sales branches và offices): tự tiến hành các hoạt động bán buôn chứ không thông qua các nhà bán buôn độc lập khác.
Ngày nay, hệ thống bán buôn ngày càng đối mặt với những thách thức to lớn. Các nhà bán lẻ và người tiêu dùng bao giờ cũng muốn mua hàng hóa và dịch vụ với giá rẻ và không muốn mua qua nhà bán buôn nếu họ không tạo thêm được những giá trị gia tăng có ý nghĩa. Bởi vậy, về lâu về dài, để tồn tại các nhà bán buôn phải không ngừng cải thiện dịch vụ và giảm chi phí họat động, đồng thời phải tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm bằng cách tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống phân phối. Sự khác biệt giữa công ty bán buôn và công ty bán lẻ cũng ngày càng mờ đi. Rất nhiều công ty bán lẻ lớn hoạt động theo mô hình wholesale club hay off-price retailer đang tiến hành rất nhiều chức năng của các công ty bán buôn. Ngược lại, nhiều công ty bán buôn lớn cũng tiến hành các hoạt động bán lẻ của riêng mình. Chẳng hạn, SuperValu, công ty bán buôn thực phẩm lớn nhất, cũng đồng thời là công ty bán lẻ thực phẩm đứng thứ 11 của Hoa Kỳ. Khoảng 45% doanh số bán hàng của công ty là từ các cửa hàng bán lẻ của chính công ty đó trong đó có Bigg’s, Cub Foods, Sava-A-Lot, Farm Fresh, Metro, Shop’n Save...
Ở Hoa Kỳ, trước sự tăng trưởng chậm của thị trường trong nước và những diễn biến mới thị trường như NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ); các hiệp định tự do thương mại song phương, các công ty bán buôn lớn đã vươn quy mô hoạt động ra khỏi nước Mỹ. Chẳng hạn, công ty McKesson, công ty bán buôn hàng đầu của Hoa Kỳ trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đã mua lại đối thủ Canada của mình là công ty Provigo. Hiện nay, 3% thu nhập của công ty McKesson thu từ các hoạt động bán hàng ở Canada.
(Nguồn: internet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com