Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thông tin cần biết về thị trường Hoa Kỳ

Phần 1: Hệ thống thị trường Hoa Kỳ


1. TẠI SAO LẠI BUÔN BÁN VỚI HOA KỲ

Có nhiều lý do để buôn bán với Hoa Kỳ :

1. Mở rộng thị trường cho hàng hoá đẩy được sản xuất trong nước phát triển tạo công ăn việc làm và khuyến khích phát triển công nghệ. (Thúc đẩy sản xuất phát triển) .

2. Xuất khẩu hàng mình có lợi thế so sánh và tuyệt đối để mua lại những hàng hoá không có hay đắt ở trong nước. Nhập khẩu và tiếp thu trực tiếp các công nghệ tiên tiến đầu tay. (phát huy lợi thế)

3. Mỹ là thị trường lớn, các nước đều xuất khẩu vào đây tại sao ta không làm được. Khi xuất khẩu được thì có khả năng nhập khẩu nhiều hàng hoá hơn giúp ta hiện đại hoá nền kinh tế và cải thiện tiêu dùng cho nhân dân. (quy mô thị trường)

4. Cơ cấu kinh tế hai nước khác nhau nên trao đổi thương mại ai cũng có lợi. Mỹ cần nguyên liệu cho sản xuất trong nước mà họ không có, còn Việt nam có thể xuất khẩu những hàng mình hiện có và tiến tới sẽ làm những mặt hàng có hiệu quả kinh tế cao hơn, chế biến sâu hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. (cải tạo cơ cấu xuất khẩu)

5. Việt Nam có nguồn lao động và nguồn nguyên liệu rẻ còn Mỹ có nền công nghệ cao, có nguồn tài chính dồi dào, có hệ thống thị trường phát triển, kinh nghiệm quản lý tiên tiến,tạo ra khả năng tốt cho cả hai bên chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng ngày càng tạo nhiều lợi thế so sánh hơn. (chuyển dịch cơ cấu ngành nghề)

6. Học hỏi những kinh nghiệm buôn bán quốc tế, đầu tư, quản lý và tiếp thu những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật ứng dụng cho sản xuất và điều hành kinh tế ở quy mô quốc gia và quốc tế. (kinh nghiệm quản lý)

7. Mở rông giao thương được với Mỹ sẽ thiết lập được quan hệ bạn hàng với các tập đoàn, các Cty siêu quốc gia có quy mô toàn cầu thì ta cũng mở rộng được giao thương với các nước khác cả trong và ngoài khu vực. Việt Nam nhanh chóng hội nhập với xu thế toàn cầu hoá là xu thế tất yếu và có lợi. (hội nhập quốc tế).

 Tuy nhiên cũng có những lý do làm một số người  nghi ngại phát triển quan hệ giữa ta và Hoa Kỳ:

1. Buôn bán quốc tế là công việc phức tạp không phải ai cũng có kinh nghiệm lại hay có nhiều rủi ro khó lường trước được.

2. Hệ thống luật pháp của Hoa Kỳ vào loai phức tạp nhất thế giới còn của Việt Nam thì chưa định hình rõ ràng và đang còn có những khác biệt về nhiều mặt.

3. Quan hệ chính trị giữa hai nước còn có những vấn đề phức tạp do quá khứ để lại chưa giải quyết dứt điểm, thiếu lòng tin lẫn nhau, còn nhiều bất cập do cuộc chiến tranh nặng nề để lại.

4. Sự chênh lệch quá lớn về trình độ phát triển và quy mô của nền kinh tế hai nước tạo ra những thách thức không nhỏ đối với ta một nước sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ thấp, quản lý kém, chưa phát triển đồng đều. Một nước đã có hệ thống thị trường phát triển trên 200 năm còn một nước đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

5. Sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt văn hoá, sự khó khăn trong phương tiện giao thông liên lạc cũng là những yếu tố không nhỏ ảnh hưởng đến thành công cho công việc.

6. Cạnh tranh ác liệt, nhất là thị trường mở như Hoa Kỳ, các nước vào đây từ lâu còn ta mới chỉ bắt đầu, chưa có cơ sở bạn hàng, công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế , cơ hội thành công còn nhiều mỏng manh chưa tính toán được hết.

7. Người Mỹ luôn cho rằng họ có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn nên họ đòi hỏi những người mới nhập cuộc dành cho họ những điều kiện ưu ái hơn so với những người cũ. Để thu hút được đầu tư Mỹ vào nơi mới như ta thì ta phải có gì hấp dẫn họ hơn các nước xung quanh ta. Họ cho là ta cần họ hơn là họ cần ta vì kinh tế của ta quá nhỏ bé so với họ. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với người mới nhập cuộc.

8. Môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều điểm chưa thuận theo tiêu chuẩn của người Mỹ, họ nghi ngại và cho là khó dự đoán cho lâu dài. Họ cho là Việt Nam còn chần chừ trước ngưỡng cửa hội nhập.

9. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ và cả Việt Nam phải chờ đợi quá lâu tiến trình bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa hai nước nên một số người không hiểu hết tình hình đã nản chí,vội đổ lỗi cho phía Việt Nam và đưa ra những lý luận mang tính nguỵ biện và có ác ý chủ quan trong vấn đề môi trường và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam. Một số người Mỹ chỉ biết đòi hỏi người khác mà không biết đòi hỏi chính mình.

10. Việt kiều là lợi thế tiềm năng của ta trong buôn bán với Mỹ, nhiều kiều bào đang hướng về đất nước tìm cơ hội làm ăn. Nhưng còn nhiều phần tử phản động đang giương cao ngọn cờ chống cộng cũ rích quyết liệt làm nản lòng kiều bào và muốn triệt tiêu hay đẩylùi cơ hội phát triển cho đất nước.

  Người Mỹ chờ đợi những gì ở ta:

1. Họ cần nguyên vật liệu mà ở Mỹ không có.

2. Họ cần hàng hoá mà ở Mỹ không sản xuất.

3. Họ cần mua bán trực tiếp với ta để khỏi phải mua bán qua nước thứ ba.

4. Cần mua hàng có giá rẻ hơn ở Mỹ.

5. Tìm nguồn bổ sung cho hệ thống bán buôn bán lẻ của họ ở Mỹ.

6. Họ cần mối quan hệ có lợi hơn ở ta so với quan hệ hiện có ở các nước khác.

7. Họ muốn kiểm soát được các nguồn cung ứng ở nước ngoài cho Mỹ.

8. Cần sản xuất hàng hoá ở nước ngoài rẻ hơn là sản xuất tại Mỹ.

9. Cần một số loai hình lao động mà ở Mỹ không có.

10. Tận dung các nguồn tài trợ của Chính phủ cho một số lọai hình sản xuất.

11. Tận dung các nguồn tài trợ xuất khẩu của nước xuất khẩu.

12. Kiếm sống và hưởng một số lợi ích khi đi du lịch nước ngoài.

13. Tìm nơi sản xuất hàng hoá có giá thành thấp nhất do có nguồn nguyên liệu kề gần và giá lao động rẻ hơn.

14. Tìm kiếm nơi áp dụng các mô hình sản phẩm do họ thiết kế ra.

15. Muốn áp dụng kinh nghiệm của họ qua nhập khẩu hàng và tìm nguồn cung ứng để tự làm kinh doanh.

16. Muốn tiến hành và mở mang kinh doanh qua xuất nhập khẩu.

17. Tìm kiếm lợi nhuận cao trong kinh doanh quốc tế.

18. Thực hiện ý muốn kinh doanh ở quy mô toàn cầu.

    Những vấn đề mà người Mỹ hay nghi ngại trong thương mại quốc tế:

1. Sự phức tạp của công việc kinh doanh thương mại quốc tế.

2. Thiếu kinh nghiệm trong việc mua bán hàng hoá xuất nhập khẩu .

3. Thiếu hiểu biết về thị trường nước sở tại.

4. Thiếu tin tưởng ở nguồn cung cấp nguyên vật liệu.

5. Quan ngại về hàng rào hải quan giữa các quốc gia.

6. Thiếu hiểu biết về những rủi ro trong kinh doanh.

7. Thiếu hiểu biết về hàng hoá xuất nhập khẩu .

8. Thiếu hiểu biết về thị trường tiêu thụ trong nước.

9. Thiếu hiểu biết về cơ cấu giá cả.

10. Chưa rõ ràng về mức chênh lệch giá cả giữa hàng mua về và bán ra trong nước.

11. Có thể tồn tại cơ hội lớn hơn trong nước.

12. Quan điểm về thế giới và con người bị hạn hẹp làm cho họ ít mềm dẻo  và  ngần ngại vượt ra khỏi phạm vi giới hạn của mình.

13. Khó khăn trong giao tiếp do sự khác biệt về ngôn ngữ cũng như khó khăn về phương tiện liên lạc với người địa phương.

14. Sợ phụ thuộc quá vào nguồn nước ngoài và để mất đi nguồn trong nước.

15. Thời gian vận chuyển quá lâu, thích nguồn ở gần nhà hơn.

16. Chất lượng sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu trong nước không?

17. Khó quản lý được chất lượng và phải trả giá quá đắt cho việc này nếu nhờ người khác làm cho mình.

18. Sự ổn định về chính trị tại nước sở tại không rõ ràng, khó dự đoán trước và có thuận cho làm ăn lâu dài hay không?




 

  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (1): Hệ thống phân phối
  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (2): Hệ thống bán buôn
  • Hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ ở Hoa Kỳ (3): Hệ thống bán lẻ
  • Thông tin cần biết về thị trường Hoa Kỳ
  • 2. Hệ thống chính sách thương mại Hoa Kỳ
  • 3. Quy mô thị trường Hoa Kỳ (1)
  • 3. Quy mô thị trường Hoa Kỳ (2)
  • 4. Hệ thống thị trường Hoa Kỳ
  • 5. Bán hàng cho các nguồn trung gian đặt hàng
  • 6. Các nguồn thông tin thương mại
  • 7. Khai thác các nguồn thông tin thương mại
  • Phần 2: Hệ thống luật thương mại Hoa Kỳ
  • 2. Những văn bản lập pháp chủ yếu đánh dấu các giai đoạn hình thành ra các chính sách thương mại quan trọng của Hoa Kỳ
  • 3. Tóm tắt một số luật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ (1)
  • 3. Tóm tắt một số luật thương mại quan trọng của Hoa Kỳ (2)