Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
A. Hàng hóa phải xin cấp trước Giấy phép nhập nhẩu :
Trừ một số it hàng hoá thuộc diện “cấp phép nhập khẩu tự động”, đại đa số hàng hoá nhập khẩu phải tuân theo chế độ “ cấp phép không tự động”. Nhà Nhập khẩu phải làm thủ tục xin Giấy phép nhập khẩu trước khi nhập cảng :
Dược phẩm, thuốc tây và sản phẩm sinh hóa, cũng như những sản phẩm vệ sinh, mỹ phẩm, nước hoa, chất tẩy rửa vệ sinh gia dụng, sản phẩm và thiết bị dùng trong y tế và vệ sinh, cũng như các loại hàng hóa liên quan đến thẩm mỹ học. Việc cấp phép trước phải do Bộ Y tế giải quyết và phải đăng kí hàng hóa tại cơ quan này. Các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng hóa như trên cần xin cấp phép đặc biệt để hoạt động, thủ tục giấy tờ cần trình trước Bộ Y tế, cơ quan này cũng có trách nhiệm cấp phép “Chứng chỉ cấp phép đặc biệt”.
Không cần thiết trình Giấy phép kinh doanh của Doanh nghiệp, nhà sản xuất và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thô, dữ liệu, linh kiện dùng cho sản xuất hàng hóa Tẩy rửa vệ sinh gia dụng, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân, nước hoa và sản phẩm sinh hóa. Các doanh nghiệp nhập khẩu các loại hàng hóa trên có trách nhiệm làm rõ nguồn gốc của các doanh nghiệp cung cấp các nguyên liệu thô, dữ liệu cũng như linh kiện sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hoá, theo những thông số kĩ thuật cho phép bởi Cơ quan có thẩm quyền về Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp sản xuất.
Đối với những sản phẩm y tế phải được đăng kí tại Cục quốc gia về Bảo đảm an toàn vệ sinh-ANVISA- và được kiểm tra vệ sinh trước khi đưa ra thị trường. Nghị quyết RDC số 1, ra ngày 06 tháng 1 năm 2003 của ANVISA, đưa ra trong Danh mục hàng hóa và nguyên liệu thô tuân theo kiểm soát vệ sinh trong nhập khẩu. Điều luật số 6.360, ra ngày 23 tháng 9 năm 1976 và Sắc lệnh quy định số 79.094 ra ngày 5 tháng 1 năm 1977, Quy định số 2.043, ra ngày 13 tháng 12 năm 1994, Bộ Y Tế, Quy định số 772/98 SVS, Nghị quyết số 79, ra ngày 28 tháng 8 năm 2000, Nghị quyết số 185/01 RDC; RDC/ANVS; Nghị quyết số 128/02 RDC/ANVISA, Nghị quyết số 260/02 RDC/ANVISA.
• Các chất retinosides, chất antirretrovirais, chất anabolizantes, chất imunosupressoras (talidomida) và những dược phẩm có chứa chất này, những chất tuân theo sự kiểm soát đặc biệt. Những Doanh nghiệp mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này cần có Cấp phép đặc biệt, được cấp bởi Cục bảo đảm An toàn Vệ sinh. Quy định số 344, ra ngày 12 tháng 05 năm 1998, SVS.
• Những sản phẩm huyết học, máu người và các sản phẩm từ máu.Giấy phép phải được cấp bởi Cục quốc gia về Bảo đảm An toàn Vệ sinh thuộc Bộ Y Tế. Kiểm định vật lý bởi cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh, tuân theo các Quy định kĩ thuật nhất định trước khi đăng kí hải quan. Quy định số 2, ra ngày 26 tháng 5 năm 1969, Hội đồng quốc gia về huyết học CNH. Nghị quyết số 46, ra ngày 18 tháng 5 năm 2000, RDC/ANSV.
• Dược phẩm dựa trên gangliosídeos. Giấy phép Nhập khẩu (LI) cấp bởi Cục quốc gia về bảo đảm an toàn vệ sinh (ANVISA) thuộc Bộ Y Tế. Việc nhập khẩu nguyên liệu thô, phải được kiểm soát bởi ANVISA. Nghị quyết số 238 ra ngày 5 tháng 09 năm 2003. RDC/ANVISA.
• Nguyên liệu thô và các sản phẩm có nguồn gốc từ mô/chất lỏng của động vật nhai lại (trong bảng phân loại I,II và III trong phụ lục số 4, áp dụng trong việc sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm và những sản phẩm có liên quan tới sức khỏe. Giấy phép nhập khẩu được cấp bởi Cục quốc gia về bảo đảm an toàn vệ sinh-ANVISA- khi hàng hóa có nguồn gốc từ các nước có nguy cơ rủi ro 1, 2, 3 hoặc 4, chiểu theo “Hội đồng Châu Âu về xếp loại rủi ro theo địa lý BSE” để ngăn chặn Bệnh bò điên – EEB. Không áp dụng đối với các sản phẩm đã qua chuẩn đoán trong lồng kính. Thông tư số 305 ra ngày 14 tháng 06 năm 2002. RDC/ANVISA.
• Các chất ảnh hưởng tới thần kinh, các chất giúp kích thích thần kinh và các sản phẩm, hóa phẩm được sử dụng dưới hình thức tiền thân và là tổng hợp của những chất trên, cũng như những dược phẩm có chứa các chất này. Giấy phép được cấp bởi Cục bảo đảm an toàn vệ sinh thuộc Bộ Y Tế. Trong quá trình nhập cảnh vào đất nước sản phẩm phải tuân theo những kiểm định về vệ sinh của các nhà chức trách. Sắc lệnh -Luật số 753, ra ngày 11 tháng 8 năm 1969, Luật số 6.368, ra ngày 21 tháng 10 năm 1976, Quy định số 344, ngày 12 tháng 05 năm 1998, Nghị quyết RDC số 1, ngày 6 tháng 1 năm 2003 của ANVISA.
• Những sản phẩm và hóa chất có thể được sử dụng như hợp chất thần kinh, các chất kích thích thần kinh hoặc được xác định phụ thuộc về thể chất cũng như thần kinh, mà không được kiểm soát bởi Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Y Tế. Giấy phép nhập khẩu, cần được cấp bởi Cục Cảnh sát liên bang thuộc Bộ Tư Pháp. Doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng kí trước sự chứng kiến của Cục và yêu cầu trình báo Giấy phép kinh doanh, giấy phép này cần được đổi mới lại hàng năm. Luật số 10.537, ra ngày 27 tháng 12 năm 2001; Sắc lệnh số 4262/02; Quy định số 169 ngày 21 tháng 02 năm 2003 của Bộ Tư Pháp.
• Động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật: Giấy phép ưu tiên cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Trong khi nhập cảng, hàng hóa phải tuân thủ việc kiểm tra vệ sinh trước khi đưa vào kho hải quan. Hướng dẫn quy định số 067 ngày 19/12/02 MAPA và Quy định số 183, ngày 9/10/98, của Cục Bảo vệ về nông nghiệp, hướng dẫn quy định số 1/04 MAPA.(MAPA- Bộ Nông nghiệp, Cung ứng Braxin).
• Thịt heo và tinh dịch heo đực. Cấp phép nhập khẩu được cấp bởi Bộ Nông nghiệp. Hướng dẫn qui định số 31 ra ngày 10/05/02 SDA, hướng dẫn qui định số 54 ngày 17/09/02 SDA.
• Các sản phẩm thủy sản, ở bất kì giai đoạn chế biến nào, cũng như việc nhập khẩu các loài thuỷ sản mới, Giấy phép nhập khẩu được cấp bởi Viện Môi trường và Sản phẩm Tự nhiên Tái tạo (IMAMA). Thông tư-Luật số 221, ngày 28/II/67
• Các loại gia cầm, động vật có cánh từ một ngày tuổi, trứng gia cầm. Cục Bảo tồn Động vật của Tiều Bang nơi doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh xem xét để cấp phép trước.Doanh nghiệp nhập khẩu phải làm thủ tục Đăng kí nhập khẩu tại Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Chỉ cho phép nhập khẩu hàng hoá từ những nước không có dịch bệnh liên quan tới gia cầm và vật nuôi velogência, lây nhiễm từ gia cầm hoặc những bệnh kì lạ thuộc những cơ sở kinh doanh tự do hoặc được quản lý bởi Mycoplasma sp e Salmonella sp. Việc xác nhận hàng hóa nhập khẩu vào phải được thực hiện ít nhất 20 ngày trước khi nhập cảng, xác nhận ngày tháng và thời gian cụ thế, cho chương trình của Phòng thí nghiệm chính thức. Kiểm tra về vệ sinh trước khi đem ra thị trường. Hướng dẫn luật số 14, ngày 29/06/99, SDA.
• Đà Điểu từ 01 ngày tuổi. Giấy phép được cấp bởi Bộ Nông nghiệp, Cung ứng Braxin (Mapa). Giấy phép chỉ được duyệt bởi quốc gia nuôi trồng theo yêu cầu của Mapa và từ các cơ sở kinh doanh ấp trứng được cấp phép bởi Cơ sở Thú y chính thức của nước xuất khẩu, và được chứng thực lại bởi Mapa. Các hàng hoá nhập khẩu phải kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, theo tiêu chuẩn vệ sinh của Mapa. Hướng dẫn quy định số 44, ngày 24/VII/02 SDA.
• Hàng hóa là rau quả là loại hàng hoá có rủi ro về vệ sinh. Cần có Giấy phép kiểm dịch hàng rau quả nhập khẩu (AFIDI). Huớng dẫn quy định số 23 ngày 02/08/04 Mapa thông qua các phân loại có rủi ro về bảo vệ thực vật và những yêu cầu được đưa ra theo xếp loại. Việc nhập khẩu rau quả, những thành phần, và những sản phẩm chế biến từ rau quả mà không có yêu cầu bảo vệ thực vật, chỉ được cho phép nhập khẩu sau khi đã có giấy chứng nhận Phân tích rủi ro về dịch bệnh và phải xin phép trước giấy phép của Cục bảo vệ Nông nghiệp, theo Quy định số 5, ngày 16/03/99, MAA.
• Tre dùng trong đan lát; mây dùng trong đan lát hoặc dệt sợi, hoặc những vật liệu từ thực vật dùng trong đan lát hoặc sản xuất đồ gia dụng, dùng trong nhồi bông, cây ngô dùng trong làm chổi, những nguyên liệu thực vật dùng để sản xuất chổi hoặc bàn chải, nguyên liệu thô từ thực vật sử dụng trong việc nhuộm hoặc thuộc da, mỡ hoặc dầu thực vật và các thành phần, bơ thực vật, ngoại trừ bơ thực vật dạng lỏng; và các hợp chất khác từ chất béo hoặc dầu động hoặc thực vật; chất béo và dầu thực vật, động vật, đã nấu chín, ngoại trừ các chất tại điểm 1516. Giấy phép, được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Cung ứng trước khi đưa hàng lên phương tiện vận tải ở nước ngoài. Hướng dẫn quy số 067 ngày 19/12/02, MAPA.
• Tất cả các loại cây họ dừa (Cocus nucifera), bộ phận của cây dừa, thành phần (bao gồm bột, cơm dừa) và dầu dừa. Giấy phép được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Chỉ được cấp duyệt việc nhập khẩu của các nước chính thức thừa nhận không có dịch bệnh gây hại. Quy định số 70, ngày 5/03/98, MAA.
• Các loại bột lên men hoặc sấy khô từ cacao. Giấy phép được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Trong chứng chỉ bảo vệ thực vật phải có Tờ khai phụ kèm theo, chứng minh rằng bột được sản xuất tại khu vực không bị dịch bệnh sau khi đã cách ly trong vòng 40 ngày như đã được qui định. Kiểm tra bảo vệ thực vật trong việc nhập cảng theo Quy định số 184, ngày 7/IV/95, MAARA.
• Tỏi tươi và đông lạnh, dùng trong gieo hạt, và số lượng lớn tỏi tươi hoặc đông lạnh . Giấy phép nhập khẩu phải xin Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Hướng dẫn luật số 13, ngày 25/06/99, SDA.
• Hạt giống, cây non,vỏ, thân, nhân, sợi, phấn hoa, và các loại sản phẩm từ thực vật khác, có thể nhiễm Bệnh vàng lá – MLO. Giấy phép nhạp khẩu trước được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Cung ứng. Việc nhập khẩu chỉ được phê duyệt sau khi đã hoàn tất việc Phân tích về các rủi ro, dịch bệnh. Những sản phẩm với mục đích nghiên cứu phải tuân theo Giấy phép nhập khẩu trước của Cục Bảo vệ và Kiểm định thực vật -DDIV. Hướng dẫn quy định số 9, ngày 2/06/99, SDA.
• Khoai và hạt giống khoai. Giấy phép nhập khẩu do Bộ Nông nghiệp, Cung ứng cấp theo quy định hiện hành. Hàng hóa nhập cảnh cần có Chứng chỉ bảo vệ thực vật và Tờ khai kèm theo chứng minh lô hàng hay hàng hóa đáp ứng chứng chỉ về sản xuất hạt giống khoai tây. Hướng dẫn quy định số 18, 5/IX/01, MA.
• Các sản phẩm tuân theo qui trình đăng kí, xuất trình Chứng chỉ vệ sinh hoặc các yêu cầu khác về bảo đảm sức khỏe con người, vệ sinh động vật hoặc bảo tồn thực vật.
(Theo Phạm Bá Uông, Tham tán, Trần sự, Tuỳ viên - Thương Vụ Việt Nam tại CHLB.Braxin-Tháng 9/2008)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com