Nếu không được can thiệp, giải cứu kịp thời, nhiều làng nghề ở Đông Nam Bộ khó có thể cầm cự được lâu.
![]() |
Cầm chừng
Khi chúng tôi có mặt tại làng nghề đan đệm Tân Thạnh Tây, thuộc huyện Củ Chi, TPHCM, nhiều hộ làm nghề cho biết, từ cuối năm 2008 đến nay, hàng ế ẩm không ngờ.
Số hộ bỏ nghề, chuyển nghề đến 60 phần trăm. “Bây giờ làm cầm chừng để qua bữa thôi chứ cùng một lúc sản xuất ra nhiều thì chỉ ế!”- anh Trần Văn Thanh, làm nghề đan đệm chia sẻ.
Tại làng nghề sơn mài ở Hòa Phú, trong tổng số hơn 100 hộ tham gia, chỉ còn một cơ sở cầm chừng với 30 lao động. Các cơ sở khác đóng cửa vì không có đơn hàng, tiền để trả lương cho công nhân.
Ông Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT yêu cầu Sở NN&PTNT, Công Thương,Lao động - Thương binh & Xã hội các tỉnh tổ chức khảo sát số lượng lao động mất việc ở từng làng nghề tại địa phương mình, đồng thời, làm ngay dự án cần hỗ trợ cho các làng nghề từ nguồn vốn ưu đãi 4.000 tỷ đồng để giải quyết cấp bách khó khăn. |
Cùng cảnh ngộ, 170 cơ sở gỗ mỹ nghệ, điêu khắc và gia dụng của quận 12 cũng không gượng được sau khủng hoảng kinh tế. Chủ cơ sở Mỹ nghệ Duy Hải ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12 cho biết, đã giảm 50 phần trăm lao động từ cuối năm 2008, do không ký được hợp đồng với các đối tác đến từ Đài Loan, Trung Quốc. Để cứu công nhân và doanh nghiệp mình, cơ sở này phải chạy từ Nam ra Bắc tìm hướng tiêu thụ trong nước.
Không khí ảm đạm cũng bao trùm làng nghề thủ công mỹ nghệ gỗ Bình Minh, xã Bình Minh, huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Từ 100 hộ làm nghề gỗ tinh xảo như làm thuyền buồm, máy bay, tranh ghép xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn một nghìn lao động, nay chỉ còn 20 hộ làm cầm chừng.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tại làng nghề đóng bàn ghế gỗ ở Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai đang đứng bên bờ vực phá sản do hàng không tiêu thụ được, nguyên liệu ứ đọng. Nhiều doanh nghiệp phải ôm nợ vì hàng ứ đọng.
Nổi tiếng như làng nghề guốc mộc có truyền thống hơn 100 năm như Bình Nhâm, huyện Thuận An, Bình Dương nay cũng khốn đốn, chỉ còn vài cơ sở tham gia sản xuất. Tại Tây Ninh, năm nghìn lao động trong tổng số 20 nghìn lao động làm việc tại các làng nghề cũng mất việc do nhiều làng nghề đóng cửa.
Không thể tự bơi
![]() |
Làng nghề thủ công mỹ nghệ Bình Minh phải thu hẹp sản xuất do không tìm ra đơn đặt hàng |
Các làng nghề vẫn mạnh ai nấy làm, sản xuất tự phát, tự tìm đầu ra… Nhiều doanh nghiệp ở các làng nghề khu vực Đông Nam Bộ, trong cuộc làm việc với Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Cao Đức Phát cuối tháng Hai vừa qua, cho biết, họ không có người đỡ đầu và phải tự bơi.
Các doanh nghiệp sản xuất thủ công mỹ nghệ gỗ tinh xảo ở Bình Minh, Đồng Nai đang thiếu mặt bằng, khó khăn về nguồn vốn vay và thiếu thông tin thị trường, đặc biệt là vấn đề đầu ra.
Vì vậy, nếu không có sự giúp đỡ của ngành chức năng, khó khăn vẫn không thể tháo gỡ.
( Theo TPO)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com