Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xây dựng tiêu chuẩn nghề-khởi đầu thị trường lao động chung ASEAN

Hướng tới một thị trường lao động chung năng động, ASEAN có thể bắt đầu bằng việc cho ra đời những tiêu chuẩn chung đối với những nghề phổ thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi để lao động di chuyển và làm việc giữa các nước thành viên.

Xây dựng tiêu chuẩn nghề chung sẽ giúp các nước thành viên sử dụng hiệu quả hơn nguồn nhân lực sẵn có và xa hơn là bước khởi đầu cho một thị trường lao động chung của ASEAN .

Lý giải vì sao ASEAN phải xây dựng tiêu chuẩn nghề, ông Dương Đức Lân, Phó  Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cho biết: Một trong những mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN là có một thị trường lao động rộng rãi hơn, vượt ra khuôn khổ của từng nước, ở  đó người lao động có thể làm việc ở bất kỳ nước thành viên nào.

Hiện nay, tiêu chuẩn kỹ năng nghề, trình độ giáo dục đào tạo giữa các nước là rất khác nhau, do vậy để đánh giá năng lực hành nghề của người lao động cần phải đưa ra một thước đo chung-đó là tiêu chuẩn về năng lực nghề hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề để sử dụng lao động trong ASEAN hiệu quả hơn.

Ngân hàng Phát triển châu Á ADB cũng đang trợ giúp thực hiện thí điểm tiêu chuẩn nghề đối với các nước trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia. Những lao động đạt được tiêu chuẩn sẽ được cấp chứng chỉ cho phép họ làm việc được ở 4 nước trên. Đây là bước khởi đầu để rút kinh nghiệm, từ đó xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho cả khu vực ASEAN sau này.

Theo ông Lân, về cơ bản, các nước thành viên ASEAN đều nhất trí với ý tưởng này. Việt Nam mong muốn đưa vấn đề này vào Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN, tạo thành một hướng chỉ đạo đối với tất cả các thành viên.

Các Bộ trưởng Lao động cho biết tình trạng lao động ở các nước ASEAN hiện nay là tốt nghiệp đại học thì đông nhưng lại khó kiếm việc làm trong khi thị trường lao động lại thiếu những lao động có kỹ năng nghề.

Chính vì thế ALMM-21 không tập trung vào lĩnh vực đào tạo đại học và lý thuyết mà đề cập đến lĩnh vực nóng bỏng nhất của khu vực: Sự thiếu hụt công nhân có kỹ năng nghề, đặt biệt là công nhân có kỹ năng nghề cao.

Nâng cao kỹ năng nghề là yếu tố then chốt để tăng năng suất lao động  và năng lực cạnh tranh quốc gia và cũng là cách thoát khỏi khủng hoảng, phục hồi kinh tế nhanh  và tiếp tục phát triển cho các nước ASEAN, Phó  Tổng cục trưởng Dương Đức Lân nói về nhận thức chung của ASEAN.

Theo ông những nghề phổ biến như nghề nấu ăn, nhà hàng-khách sạn, cơ điện tử, điện tử công nghiệp, điện tử dân dụng, nghề hàn…có thể được lựa chọn để xây dựng tiêu chuẩn chung mà các nước đều chấp nhận. Lao động đáp ứng những tiêu chuẩn nghề chung sẽ được cấp một chứng chỉ nghề ASEAN.

Về về triển vọng xây dựng tiêu chuẩn nghề trong khối, ông Lân cho rằng: Tiêu chuẩn nghề của các nước khác nhau nhưng dù là tiêu chuẩn nào thì cũng xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng lao động.

Việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cũng phụ thuộc nhiều vào sự thống nhất và quyết liệt của các thành viên.  Nếu các nước thống nhất phương pháp tiếp cận chung thì việc xây dựng tiêu chuẩn nghề cũng sẽ sớm được thực hiện.

(Theo Hải Minh // Tin Chính phủ)

  • Bơ vơ 4,5 vạn người Việt: Mong Angola sớm ký hiệp định
  • “Gần một nửa số người thất nghiệp từ 15 đến 24 tuổi”
  • Lao động Việt Nam rẻ hay đắt?
  • Kế toán trưởng thất nghiệp hàng loạt
  • “Tìm cửa” sang Angola mưu sinh
  • Số lao động sống dưới ngưỡng nghèo tăng
  • Người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc chỉ phải nộp 630 USD
  • Người lao động Việt Nam cần thay đổi để phát triển
  • Xuất khẩu lao động năm 2010: Dấu hiệu lạc quan
  • Lâm Đồng hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu lao động
  • Sinh viên ra trường cơ hội nghề nghiệp ở đâu?
  • Chiến lược việc làm 2011-2020: Cải thiện kết nối cung cầu
  • Có đường dây từ A đến Z đi Hàn Quốc?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Từ 1-7: Lao động tu nghiệp tại Nhật được làm 120 loại việc
  • Có nên nhập khẩu lao động phổ thông?
  • Xu hướng việc làm năm 2010: Vẫn thiếu tính bền vững
  • Việt Nam đứng trước nguy cơ thiếu việc làm bền vững?
  • Năm 2010, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 12.500 lao động Việt Nam
  • Sử dụng nhân lực cao cấp nước ngoài: Có phải đáp án hay ?
  • Hơn 41.000 tỷ đồng cho dạy nghề từ nay đến năm 2020
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
  • Lao động tại doanh nghiệp tư nhân tăng hơn 20% mỗi năm
  • Thị trường lao động Canada: Cửa vào không dễ!
  • Năm 2010 sẽ đào tạo nghề cho gần 2 triệu lao động
  • 1,6 triệu việc làm mới trong năm 2010
  • Xuất khẩu lao động: Tiếp tục thời của thị trường “vàng”?
  • Cung - cầu lao động đang mất cân đối nghiêm trọng
  • Xuất khẩu lao động 2010: "Khai phá" thị trường nào?
  • Nhân sự Việt Nam: Vừa thiếu vừa yếu