Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dân thành phố khát nước sạch

Nhiều đô thị đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch khi mùa hè đến. Chỉ khoảng 70% dân số đô thị được cung cấp nước sạch, nhưng gần nửa trong số đó bị thất thoát do công nghệ lạc hậu.

Tỷ lệ thất thoát nước ở Hà Nội và TPHCM lên đến 40%. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trao đổi với Tiền Phong, bà Trần Thị Huệ - Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch và Khai thác tài nguyên nước - Cục Quản lý tài nguyên nước, cho biết:

Tỷ lệ thất thoát nước trong các hệ thống cấp nước đô thị hiện nay rất lớn do việc cải tạo hạ tầng phân phối nước gặp nhiều khó khăn. Ở Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ thất thoát lên đến gần 40%.

Theo tính toán, với dân số đô thị gần 30 triệu người hiện nay, chỉ riêng nhu cầu nước cho sinh hoạt ở đô thị (150 lít/ người/ngày), tổng nhu cầu toàn quốc đã vào khoảng 4,5 triệu m3/ngày. Nếu tính cả nhu cầu nước cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì con số ước tính khoảng 8 triệu m3/ngày.

Trước tình hình thất thoát nước như vậy, liệu cư dân đô thị có được cung cấp đủ nước sạch?

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước trung bình cả nước mới đạt được khoảng 70%, chỉ một số ít đô thị đạt được mức 80%, chủ yếu cấp cho các vùng nội thị.

Chính vì vậy, ngoài các công trình khai thác nước thuộc hệ thống cấp nước tập trung do các công ty cấp nước đô thị quản lý còn rất nhiều công trình khai thác nước, hệ thống cấp nước (chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất tại chỗ) do các hộ gia đình, chủ các cơ sở sản xuất, khu/cụm công nghiệp, các doanh nghiệp ở các đô thị tự đầu tư xây dựng và quản lý, vận hành công trình tự cung cấp nước.

Tại Hà Nội, nhu cầu sử dụng nước của thành phố khoảng 1 triệu m3 nước sạch/ngày, nhưng lượng nước cấp từ hệ thống cấp nước do các công ty kinh doanh nước sạch của thành phố quản lý chỉ đáp ứng khoảng một nửa nhu cầu.

Tại TPHCM, nhu cầu nước khoảng trên 2,5 triệu m3/ngày, trong đó hệ thống của công ty cấp nước cung cấp khoảng 2 triệu m3/ngày, còn lại là do các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân tự đầu tư công trình khai thác từ nguồn nước dưới đất.

Hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất ở các khu vực đô thị hiện nay ra sao, thưa bà?

Tại các nhà máy cấp nước đô thị hiện nay, nước thô khai thác từ nguồn dưới đất chiếm gần 40% và nước mặt khoảng trên 60%.

Ngoài hệ thống cấp nước tập trung do ngành nước quản lý thì ở mỗi đô thị đều có hàng vài chục đến hàng trăm giếng khoan khai thác quy mô công nghiệp với công suất từ vài trăm đến hàng chục ngàn m3/ngày đêm và hàng vài chục đến hàng trăm ngàn giếng khoan đường kính nhỏ cấp nước hộ gia đình. Vì vậy, việc khai thác nước dưới đất ở các đô thị thực tế là rất lớn, theo tính toán có thể đáp ứng khoảng 50% nhu cầu sử dụng nước tại các đô thị hiện nay.

Tuy nhiên, do công trình khai thác nước tại chỗ, tập trung trong phạm vi đô thị hoặc các vùng phụ cận - nơi tập trung đông dân cư với nhiều hoạt động xây dựng, sản xuất liên quan đến nguồn xả thải, môi trường và nguồn nước mặt bị ô nhiễm, nên nguồn nước dưới đất có nguy cơ gây ô nhiễm cao.

Các nguyên nhân khác như nhiều công trình khai thác nước không bảo đảm yêu cầu cách ly, cá nhân không đủ năng lực kỹ thuật chuyên môn thực hiện, … đã và đang ảnh hưởng đến an toàn nguồn nước và tính bền vững của các hệ thống cấp nước đô thị.

Cảm ơn bà!

Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước trung bình cả nước mới đạt khoảng 70%, chỉ một số ít đô thị đạt được mức 80%, chủ yếu cấp cho các vùng nội thị. Chính vì vậy, ngoài các công trình khai thác nước thuộc hệ thống cấp nước tập trung do các công ty cấp nước đô thị quản lý, còn rất nhiều công trình khai thác nước, hệ thống cấp nước (chủ yếu khai thác nguồn nước dưới đất tại chỗ) do các hộ gia đình, chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng và quản lý vận hành.

(Theo Tienphong Online)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Môi trường Việt Nam đang có diễn biến phức tạp
  • Biến đổi khí hậu tác động đến nước nông nghiệp
  • Nhà máy xử lý rác Tân Thành: Cần nhưng thiếu vốn
  • Di dời DN gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư đô thị
  • Thực hiện phân loại rác thải rắn tại chợ đầu mối
  • Bảo vệ môi trường là giá trị phát triển doanh nghiệp
  • Năm nay sẽ xử lý dứt điểm cơ sở gây ô nhiễm
  • Bất cập trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi