Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp chưa quản lý chất thải nguy hại

Việc xử lý vi phạm trong quản lý chất thải nguy hại tại TPHCM vẫn còn bỏ ngõ - Ảnh: Văn Nam

Sở Tài nguyên và Môi trườngTPHCM cho biết hiện thành phố có 14 khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động với số lượng hơn 1.000 doanh nghiệp, nhưng có đến 50% số doanh nghiệp tại đây vẫn chưa đăng ký sổ chủ nguồn thải về chất thải nguy hại.

Tại cuộc họp ngày 5-6 bàn về biện pháp xử lý vi phạm tại các khu công nghiệp, một thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố nói hiện nay thành phố vẫn chưa thống kê được chính xác số lượng chất thải nguy hại thu gom, chuyển giao xử lý là bao nhiêu; việc giám sát các doanh nghiệp có chức năng xử lý chất thải nguy hại vẫn còn bỏ ngõ.

Hiện thành phố có khoảng 15 doanh nghiệp chuyên về xử lý chất thải nguy hại. Thế nhưng, các chứng từ về số lượng xử lý thực tế của các doanh nghiệp này báo cáo với cơ quan chức năng chỉ mang tính hình thức chứ chưa phản ánh hết việc liệu có xử lý triệt để hay không.

Một cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố còn cho biết thêm, mặc dù có những doanh nghiệp mang tiếng là chuyên thu gom, xử lý chất thải nguy hại, thế nhưng lại là “ổ gây ô nhiễm”.

Được biết trong tuần tới, một đoàn kiểm tra liên ngành gồm các cơ quan chức năng quản lý môi trường của thành phố sẽ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp có khả năng gây ô nhiễm cao, trong đó tập trung vào việc kiểm tra việc lưu giữ, chuyển giao, xử lý chất thải nguy hại tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn thành phố.

Chất thải nguy hại luôn là mối nguy rất lớn cho môi trường, thế nhưng theo các cơ quan quản lý môi trường tại TPHCM, trong thời gian qua thành phố chỉ tập trung xử lý được vấn đề nước thải, còn việc kiểm soát, xử lý vi phạm về chất thải nguy hại vẫn chưa triệt để.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online chiều ngày 5-6, bà Lê Thị Kim Xuyến, Phó phòng Quản lý môi trường huyện Bình Chánh, cho biết huyện vừa có văn bản kiến nghị lên Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất thành phố đề nghị xử lý dứt điểm 15 doanh nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân vì liên tục phát tán mùi hôi, mùi thuốc trừ sâu, gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trên địa bàn huyện Bình Chánh.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • TPHCM: Quy hoạch thoát nước mới chỉ đáp ứng 30%
  • Hà Nội: Nhiều khu vực nông thôn ngập trong rác thải
  • Đô thị châu Á canh cánh nỗi lo ngập lụt
  • Nuôi lợn trên đệm lót - cách để bảo vệ môi trường
  • Hà Nội ô nhiễm nhất Đông Nam Á
  • Vẫn chưa biết thế nào là túi thân thiện với môi trường
  • Các thảm họa thời tiết đạt đỉnh cao trong thế kỷ 21
  • Thống nhất quy hoạch quản lý tài nguyên môi trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi