Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Quản lý môi trường tốt hơn nhờ cải cách hành chính

Thanh niên tình nguyện xử lý rác thải gây ô nhiễm nguồn nước. (Ảnh: Hoàng Lâm/TTXVN)
Chương trình quản lý môi trường ở Việt Nam được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp cho chủ đầu tư thuận lợi hơn trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, đơn giản thủ tục xin cấp hoạt động, cũng như thủ tục xét duyệt tại cơ quan quản lý môi trường có thẩm quyền.

Đó là một trong những kết quả thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước, giai đoạn 2007-2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài việc quy định về ủy quyền phân cấp thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường cho ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng quy định cụ thể thời hạn xác nhận trường hợp không phải tiến hành các hoạt động kiểm tra, đo đạc, lấy mẫu phân tích tại địa điểm thực hiện dự án và trường hợp phải tiến hành, giúp đơn giản thủ tục xác nhận tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Việc ban hành Thông tư số 13/2009 thay thế Quyết định số 13/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng thẩm định.

Riêng về quản lý chất thải nguy hại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Công thương hoàn thành dự thảo Thông tư liên tịch sửa đổi Thông tư số 02/2007 về hướng dẫn thực hiện Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh nhập khẩu phế liệu bao gồm việc nâng thời hạn của giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu từ 12 tháng lên 36 tháng; đơn giản và quy định rõ về thành phần hồ sơ tạo điều kiện thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu.

Bộ còn xây dựng, hoàn thiện và trình dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 12/2006 về quản lý chất thải nguy hại theo hướng thay thế thủ tục "Cấp mới giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại" bằng thủ tục "Cấp mới giấy phép hành nghề vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại;" bổ sung quy định này theo hướng đơn giản hóa trình tự thực hiện, cách thức thực hiện, thời hạn giải quyết, số lượng hồ sơ, loại bỏ những yêu cầu, điều kiện không cần thiết hay không hợp lý; đồng thời bổ sung quy định đối với chủ vận chuyển chất thải nguy hại đã được cấp giấy phếp vận chuyển phải xây dựng lộ trình bổ sung năng lực xử lý trước khi giấy phép vận chuyển hết hạn.../.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)

  • Xử lý ô nhiễm tại các làng nghề : Đường còn dài...
  • Thanh niên VN hành động ứng phó biến đổi khí hậu
  • Hàng ngàn hộ dân xã Thạch Kim “khát” nước sạch
  • Trồng 20ha rừng ngập mặn ven biển tại Sóc Trăng
  • Luật Môi trường: Cần một hành lang pháp lý rõ ràng
  • Bất cập trong bảo vệ môi trường khu công nghiệp
  • Nước sạch và vệ sinh môi trường góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe nhân dân vùng nông thôn
  • Phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng Rui
  • Ô nhiễm nặng ở thượng nguồn sông Hồng
  • Ai phải chịu trách nhiệm bảo vệ Đường sắt quốc gia?
  • Mô hình thu gom, xử lý rác thải ở Phương Tú
  • Hạn chế ô nhiễm do chăn nuôi bằng hầm biogas
  • Xây đường song hành với đường Hà Huy Giáp kết nối đến quốc lộ 1A
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi