Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Đại gia” trồng nho ở Bình Thuận

Anh Mưa và vườn nho của gia đình. (Ảnh: trang Dân tộc & Phát triển)
Năm Mưa là cái tên thân mật mà người dân ở làng Chăm, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) dành cho anh Nguyễn Văn Mưa - một “đại gia” trồng nho của người Chăm.

Trong khi rất nhiều hộ trồng nho hiệu quả thấp, thì gần 1,3ha nho với khoảng 3.000 gốc của gia đình anh mùa nào cũng xanh tốt và cho năng suất cao, bình quân mỗi vụ thu hoạch từ 13-15 tấn, trừ chi phí, mỗi năm anh còn lãi từ 80-100 triệu đồng.

Những năm 1990, cuộc sống của gia đình anh Năm Mưa rất khổ, trồng lúa không đủ ăn, phải làm thuê, cuốc mướn. Gia đình anh quyết tâm thành lập vườn cây ăn trái từ những chân ruộng sản xuất lúa bấp bênh, không hiệu quả. Anh chịu khó học hỏi, tìm cách làm ăn mới và đầu tư, ứng dụng kỹ thuật vào trồng nho.

Khác với mọi người trong làng, anh sử dụng nhiều lượng phân chuồng để chăm sóc nho, hạn chế sử dụng phân hóa học vừa tốn kém vừa gây hại cho cây trồng. Anh còn chú ý đến việc làm hệ thống thoát nước để nho không bị ngập úng vào mùa mưa đồng thời phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng đúng cách theo khuyến cáo của ngành chức năng.

Mỗi mùa thu hoạch nếu không lãi nhiều do được giá (giá tăng cao), thì cũng có thu nhập, đủ chi phí và có dư để đầu tư cho vụ sau. Ngoài ra, gia đình anh còn tổ chức thu mua nho của bà con trong làng, đem lại thu nhập 10-15 triệu đồng mỗi năm.

Không dừng lại ở cây nho, gia đình anh còn thâm canh 3ha ruộng lúa. Để có phân bón cho cây nho, cây lúa, anh đầu tư nuôi hàng chục con bò, tận dụng được nguồn phân bón phục vụ cho cây trồng, tiết kiệm một phần trong chi phí sản xuất.

Hiện nay, trừ mọi chi phí, gia đình anh Năm Mưa thu nhập khoảng 150 triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động và 10 lao động khác theo thời vụ.

Sắp tới anh Mưa sẽ cải tạo và mở rộng diện tích trồng nho thêm 0,6ha trên diện tích sản xuất lúa không đạt hiệu quả và đầu tư phát triển chăn nuôi để có thêm nguồn phân bón.

Anh Nguyễn Văn Mưa còn luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn cùng bà con trong làng, tận tình giúp vốn, kinh nghiệm sản xuất, làm ăn và hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi để bà con trong làng Chăm, xã Phú Lạc cùng vươn lên thoát khỏi đói nghèo./.

 

(Theo TTXVN/Vietnam+)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Rừng cao su không thể thay rừng tự nhiên
  • Bưởi da xanh được giá, đắt hàng
  • Vụ mía mới, nỗi lo cũ
  • Mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản phục vụ xuất khẩu
  • 9 giống lúa được đánh giá có triển vọng trong vụ lúa hè thu 2009
  • Đồng bằng sông Cửu Long :Thu hoạch hơn 321,7 ngàn tấn cá tra
  • Mất mùa muối, đuối sức dân
  • Hiệu quả từ mô hình chuyển đổi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi