Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều chương trình đầu tư cho nông thôn bất hợp lý

Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nhiều chương trình cuả Nhà nước còn bất hợp lý. Ảnh:TL

Suất đầu tư cho một hộ định canh, định cư tại tỉnh Lai Châu là 1 tỉ đồng. Đây là một trong số những biểu hiện cho thấy nhiều chương trình đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân không hợp lý, tốn kém.

Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố hôm 18-4 cho thấy, giai đoạn 2006-2011, tổng vốn đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là 432.787 tỉ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, mức đầu tư tăng lên sau từng năm.

Chưa kể đến hàng năm Nhà nước còn bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương từ 7.000 tỉ đến 8.000 tỉ đồng, chủ yếu dành hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão. Bên cạnh đó, còn hơn 2.000 tỉ đồng hàng năm hỗ trợ nông dân qua chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp và khoảng 8.000 tỉ đồng thu từ sổ xố kiến thiết hàng năm ưu tiên chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội phục vụ cho nông thôn.

Đoàn giám sát cho rằng, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng so với tỷ lệ trên 70% dân số Việt Nam gắn với nông nghiệp, nông thôn vì số vốn tín dụng nhà nước đã đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn mới đạt gần 25% tổng số vốn tín dụng Nhà nước đã đầu tư cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ có mục tiêu cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa đạt mục tiêu đề ra. Nguồn lực thực hiện các chương trình phân tán, thiếu tập trung, gây lãng phí. Ví dụ như việc xây dựng dự án tại nhiều địa phương chưa căn cứ theo chính sách của Chính phủ nên chọn địa điểm đầu tư không hợp lý, tốn kém.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chương trình di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số năm 2007 của Thủ tướng, tại tỉnh Lai Châu, suất đầu tư cho 1 hộ định canh, định cư quá cao, gần 1 tỉ đồng, tương đương với ngân sách trung ương hỗ trợ cho xã trong Chương trình 135 trong một năm.

Hệ thống chính sách pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân tuy có nhiều song còn hạn chế, vướng mắc. Chẳng hạn như nội dung quy định trong Luật Đất đai về khống chế hạn điền trong việc sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đã gây khó khăn trong việc mở rộng diện tích canh tác và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

Việc quy định thời hạn sử dụng đất đến nay đã gần hết thời hạn giao đất nhưng chưa có chủ trương cụ thể nên nông dân không mạnh dạn và an tâm đầu tư.

Quy định liên quan đến việc giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập trong việc giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất, giữa quyền của Nhà nước (đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai) khi thực hiện thu hồi đất để sử dụng vì mục đích quốc gia hay phát triển kinh tế là chưa rõ, dẫn đến sự khác nhau giữa mức đền bù cho các dự án, do giá đất khác nhau, gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Tìm điểm cân bằng
  • TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn: Nông nghiệp Việt Nam hết cơ hội để đột phá?
  • Khi nông dân nghe thương lái và VFA
  • Làm nhiều đặc sản, lại bí đầu ra
  • Đề nghị bố trí vốn hỗ trợ thu mua cà phê và điều
  • Các vùng chuyên canh hoa hối hả chuẩn bị cho 20/10
  • Lần đầu tiên cấp chứng nhận nhãn hiệu "Rau Đà Lạt"
  • Kiến nghị giữ 3,81 triệu ha đất trồng lúa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi