Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những phương án tiêu thoát lũ trong dự án sông Hồng

Dự án “ Quy hoạch cơ bản phát triển sông Hồng đoạn qua Hà Nội” do tổ dự án sông Hồng thuộc 2 thành phố Hà Nội và Seoul Hàn Quốc thực hiện thời gian qua đã đựoc đưa ra lấy ý kiến của các nhà khoa học, quản lý và của người dân. Một trong những vấn đề quan trọng của dự án này là vấn đề trị thuỷ sông Hồng và tiêu thoát lũ. Khi dự án đề ra các phuơng án để trị thuỷ sông Hồng, đã có nhiều ý kiến phản biện, trong đó đáng chú ý là dự án của Viện Khoa học thuỷ lợi, Bộ NN và PTNT.

 Dưới sự chỉ đạo của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật VN , Hội tưới tiêu VN đã tổ chức phản biện xã hội về tiêu thoát lũ và tác động của dự án Quy hoạch cơ bản phát triển khu vực sông Hồng. TS Phạm Đình Thắng đại diện cho tổ dự án sông Hồng trình bày tại hội nghị những điểm khác biệt giữa dự án của Soeul và dự án của Viện Viện Khoa học thuỷ lợi. có 4 vấn đề quan trọng đựoc đề cập là việc tạo quỹ đất cho phát triển đô thị và di dân vùng bãi sông, thứ 2 là chỉ giới thoát lũ sông Hồng, thứ 3 là giải pháp hạ thấp bãi và nạo vét lòng sông ở mực nước thấp và thứ 4 về tôn cao để sử dụng bãi giữa Tứ Liên.

 Theo Viện Khoa học thuỷ lợi cần hạ thấp bãi sông đến cao trình xấp xỉ mức BĐ1 là 9m để tăng khả năng thoát lũ trong khi của Hàn quôc là 13,4m. Tại đoạn Thanh Trì khuyến Lưong phía bờ hũu tuyến dự án HQ trùng với đê cũ Viện đề xuất dịch vào trong bãi sông.

 TS Phạm Đình Thắng, GĐ TT nghiên cứu động lực sông, Viện Khoa học thủy lợi VN cho biết: “ Có khác biệt thứ nhất là cởi nút, có mở rộng nút Chèm và Chưong Dương hay không. Thứ 2 là cao độ Hàn Quốc chọn 12.3m, còn viện Quy hoạch HN là 1 số tuyến thóat lũ đặc biệt đoạn Thanh Trì tuyến bờ phải quy hoạch đi vào trong nhưng Hàn Quốc đi ra ngoài”.

 Theo phương án của Hàn Quốc thì ngoài tuyến đê cũ sẽ đắp tuyến đê mới dài 41,7km hai bên tả và hữu sông Hồng. Phương án này quá mới mẻ và tạo ra nhiều tranh cãi vì như vậy lòng dẫn của sông sẽ thu hẹp tại 4 điểm là thương lưu cầu Thăng Long, ngã 3 sông Đuống, khu vực cầu Vĩnh Tuy và khu vực Bát Tràng.

(Theo VTV// Hanoimoi Online)

  • Khả năng "đội" vốn một số công trình nông nghiệp
  • Tập đoàn: Ngày ấy, bây giờ...
  • Giúp nông dân xử lý tuyến trùng cho cà phê tái canh
  • 5 chính sách thay đổi nông nghiệp Việt Nam
  • Mất không 10.000 tỉ đồng/năm tiền phân u-rê
  • Nâng cấp, cải tạo công trình thủy lợi 7 xã nghèo huyện Sóc Sơn
  • Người chăn nuôi lại lao đao
  • Câu chuyện không chỉ của ngư dân
  • Trái cây lận đận tìm đường xuất ngoại
  • Dịch vụ mua lúa “kiểu mới”
  • Ðồng bằng sông Cửu Long ước đạt 7,75 triệu tấn lúa vụ lúa hè thu năm nay
  • Lúa tươi lên mộng do mưa dầm tại ĐBSCL - Tăng thêm nỗi lo thua lỗ
  • Ðể ổn định thị trường phân bón
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi