Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất ổn kinh tế do “ba nguyên nhân chính”

picture
Những nỗ lực hội nhập và duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi năng suất nền kinh tế tăng chậm hoặc không tăng đã dẫn đến lạm dụng chính sách tiền tệ, tài khóa.

Các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nói Việt Nam cần sớm lên khung các nguyên tắc cơ bản để cải cách các chính sách kinh tế vĩ mô trong trung và dài hạn.

Tại hội thảo chuyên đề “Hướng tới một khung khổ chính sách kinh tế vĩ mô cho Việt Nam trong trung và dài hạn” tổ chức hôm 21/3 tại Hà Nội, VEPR đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay và các đề xuất cụ thể cho thời gian tới.

VEPR cho rằng bất ổn kinh tế trong thời gian qua là do ba nguyên nhân chính.

Thứ nhất, cải cách kinh tế trong nước đã không theo kịp với sự hội nhập quốc tế. Việt Nam thiếu một khu vực tư nhân mạnh, một thị trường tài chính sâu và lành mạnh trong khi thị trường nội địa thiếu tự do hóa.

Thứ hai, sai lầm trong việc đưa ra các lựa chọn chiến lược nhằm thích ứng với quá trình hội nhập đã dẫn đến nguồn lực quốc gia bị phân bổ sai, chủ yếu cho khối doanh nghiệp nhà nước, làm giảm năng suất toàn bộ nền kinh tế.

Thứ ba, những nỗ lực hội nhập và duy trì tăng trưởng kinh tế trong khi năng suất nền kinh tế tăng chậm hoặc không tăng đã dẫn đến lạm dụng chính sách tiền tệ, tài khóa và sau đó là hành chính; và do đó càng làm cho nguồn lực bị phân bổ méo mó.

Trong bối cảnh chung đó, điều đáng tiếc là hiện nay các chính sách vĩ mô trong ngắn hạn vẫn chưa rõ mục tiêu ưu tiên. Mô hình kinh tế và kéo theo đó là chính sách cơ cấu kinh tế cũng chưa rõ chiến lược ưu tiên.

VEPR cho rằng các cải cách cần được tiến hành trong trung và dài hạn và đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về tổ chức, thể chế để đảm bảo quá trình xây dựng chính sách diễn ra hiệu quả.

Quan trọng nhất là mỗi cơ quan chính sách cần cam kết một nhóm các mục tiêu cụ thể và khi thực hiện các cam kết đó, có thể tự tạo ra những ràng buộc mà nền kinh tế phải chấp nhận. Khi đó, hệ thống chính sách sẽ được hình thành dựa trên nguyên tắc chứ không phải "tùy nghi" như hiện nay.

Vẫn theo VEPR, các cải cách cần nhắm vào ba trụ cột chính là cải cách chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và doanh nghiệp nhà nước, trong đó cải cách khối doanh nghiệp nhà nước là một nội dung đặc biệt quan trọng.

“Khu vực kinh tế quốc doanh cần chuyển dần từ vai trò chủ đạo sang vai trò dẫn dắt, tạo lập thị trường và chuyển tiếp cho khu vực tư nhân. Nhà nước cần chủ động lái các nguồn lực chủ chốt trong nền kinh tế vào khu vực kinh tế tư nhân, thay vì tập trung hóa cho các doanh nghiệp nhà nước lớn”, một báo cáo của VEPR đưa ra đề xuất.

“Tự thân các doanh nghiệp nhà nước sẽ không duy trì vai trò chủ đạo mà cần chủ động rút lui khỏi thị trường thông qua một lộ trình cổ phần hóa minh bạch và rõ ràng”, vẫn theo báo cáo này.

VEPR thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, thành lập tháng 7/2008. Một trong những mục tiêu của trung tâm này là thực hiện các nghiên cứu cơ bản và độc lập trong khoa học kinh tế và các vấn đề liên ngành lấy kinh tế học làm trung tâm; phát triển và ứng dụng các phương pháp định lượng trong kinh tế học và phân tích chính sách. VEPR cũng cung cấp dịch vụ tư vấn về phân tích chính sách, phân tích kinh tế và tài chính cho các cơ quan chính phủ, tổ chức và doanh nghiệp.

(Theo Vneconomy)

  • Đại gia giấu mặt: Tầng lớp siêu giàu xuất hiện?
  • Tại sao CPI tháng 3 lại “đột ngột” tăng thấp?
  • Phân cấp đầu tư: Hết thời dễ dãi!
  • Từ casino nghĩ về 'bác thằng bần'
  • Thu hút FDI: Khéo nói, chưa khéo làm
  • Thu hút FDI: Vì sao địa phương “thích” dự án tỷ USD?
  • Hướng đi nào cho ngành đóng tàu Việt Nam?
  • Doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Quốc và Việt Nam: Đồng sàng dị mộng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi