Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế địa phương qua 8 trụ cột

Sự khác biệt trong Báo cáo năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) cấp địa phương là không nhằm mục tiêu xếp hạng cao thấp, để các địa phương “ganh đua”, mà các thông số và phân tích khoa học của báo cáo sẽ giúp các địa phương xem xét quyết định lựa chọn những nhân tố nào phù hợp để giúp địa phương hội nhập và phát triển hơn nữa.

Mô hình chỉ số riêng


Báo cáo năng lực HNKTQT cấp địa phương năm 2010 là kết quả dự án nghiên cứu của Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, do Cơ quan phát triển quốc tế Ôxtrâylia (AusAID) và Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFfID) tài trợ, thông qua Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (BWTO).

 Mục tiêu chính của báo cáo là nhằm xác định được mức độ HNKTQT của mỗi địa phương trong tổng thể nền kinh tế hội nhập. Cụ thể hơn, đó là những tác động của hội nhập đến việc tăng trưởng phúc lợi cho người dân và phát triển kinh doanh doanh nghiệp. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để chỉ ra các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực phục vụ cho việc phát triển bền vững.

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình chỉ số hội nhập trong khu vực và một số nền kinh tế, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một mô hình chỉ số riêng: Chỉ số hội nhập kinh tế cấp địa phương. Theo đó gồm 8 trụ cột chính: Thể chế, cơ sở hạ tầng, văn hóa, đặc điểm tự nhiên địa phương, con người, thương mại, đầu tư, du lịch.

Ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Dựa trên phương pháp tư duy hệ thống, khái quát hóa các dòng vật chất dịch chuyển giữa một địa phương (được giới hạn bởi biên giới của địa phương) với phần còn lại của thế giới (địa phương khác và quốc tế) để xem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các dòng vật chất được xem xét là: sản phẩm hàng hóa dịch vụ; vốn và công nghệ; con người thông qua di trú, thu hút nhân lực và du lịch”.

Nhiều chuyên gia cùng chung quan điểm này, bởi một địa phương được cho là hấp dẫn sẽ thu hút được các nguồn lực cho sự phát triển như thu hút du khách, thu hút đầu tư vào mở rộng sản xuất kinh doanh, thu hút người dân đến sống và làm việc, thu hút ngoại tệ thông qua xuất khẩu… Mục tiêu cuối cùng của mỗi địa phương là tạo ra một môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ nhân dân của địa phương đó. Hình thái thể hiện và tính định lượng thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người và các chỉ số phát triển con người của địa phương. Tuy nhiên, thách thức hiện nay là có quá nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn lực của chính quyền các quốc gia, các nền kinh tế cũng như mỗi địa phương.

 Việc tổng hợp điểm theo 8 trụ cột cho phép so sánh các địa phương về năng lực HNKTQT một cách tổng thể. Song, xét điểm theo từng trụ cột thứ hạng lại có sự thay đổi nhất định. Điều này cho thấy, mỗi địa phương có sự đóng góp khác nhau của các trụ cột vào kết quả cuối cùng. Vấn đề quan trọng và cần thiết mà kết quả báo cáo đã đưa ra được là giúp so sánh giữa địa phương này với địa phương khác hoặc rộng hơn là giữa nhóm địa phương này với nhóm địa phương khác, dựa trên các đặc điểm tương đồng nhưng lại tạo ra năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế xã hội tốt hơn để thay đổi bản thân chiến lược phát triển kinh tế xã hội đối với mỗi địa phương.

Chưa hẳn đã mất lợi thế!

Theo kết quả báo cáo đưa ra, nhóm các địa phương có năng lực HNKTQT kém bao gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Trị, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Tháp, Trà Vinh, Tiền Giang, Hậu Giang. Tuy nhiên, một vài địa phương trong số này lại có lợi thế hơn hẳn các địa phương khác về nhân tố nền tảng cho phát triển. Cải cách thể chế kém đã kéo năng lực hội nhập của Hậu Giang đi xuống.

Các địa phương Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn là các tỉnh miền núi phía Bắc, nằm trong chiến lược phát triển “Hai hành lang - một vành đai” nhưng có nhiều bất lợi hơn so với Lạng Sơn, Lào Cai và Quảng Ninh về các điều kiện hạ tầng và cửa ngõ kết nối với bên ngoài, đặc biệt là trở thành các trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc trong tương lai. Khi các điều kiện về kết nối hạ tầng giao thông thuận tiện hơn, các địa phương trong nhóm này sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển.

Nhóm các địa phương có năng lực HNKTQT trung bình: Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Điện Biên, Quảng Ngãi, Đăk Lăk, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Đa phần các địa phương trong nhóm này đều nằm trong tình trạng một tầm nhìn chiến lược rõ ràng về bản sắc và hình ảnh địa phương. Khuynh hướng phát triển và đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội không có sự rõ nét và đủ khác biệt để có thể thu hút nguồn lực đặc thù.

Nhóm các địa phương có năng lực HNKTQT khá: Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Thuận, Kiên Giang, Long An, Cần Thơ, Bến Tre. Đây là nhóm địa phương có sự đa dạng nhất về các đặc điểm đồng thời xét theo từng trụ cột có khoảng cách đánh giá khác nhau xa.

Nhóm các địa phương có năng lực HNKTQT tốt: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh.

Một vấn đề đặt ra là, một địa phương cần cải thiện năng lực hội nhập sẽ phải bắt đầu từ đâu và xuất phát từ việc điều chỉnh động thái của trụ cột nào tương ứng với mối quan hệ với các trụ cột khác ra sao. Để tránh tình trạng quá chú trọng vào việc so sánh này, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số mặt mạnh của các địa phương mà theo đó họ vượt trội hơn thay vì điểm tích lũy cuối cùng thấp. Hoặc các địa phương có thứ hạng cao trong trụ cột, nhưng ở một chiều kích nào đó trong trụ cột lại có điểm thấp.

Đơn cử, các địa phương như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay Bà Rịa Vũng Tàu đều là các điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư, mặc dù đã ở vị thế cao nhưng vẫn hứa hẹn việc tiếp tục gia tăng đầu tư trong tương lai. Nằm liền kề với TP. Hồ Chí Minh, Long An có lợi thế là vùng đệm để phát triển các khu công nghiệp với tổng vốn FDI đăng ký lên đến 3,5 tỷ USD cho 340 dự án, chiếm tỷ trọng 1,8% trên tổng vốn FDI cả nước.

Trong khi đó, mặc dù chỉ có 20 dự án FDI nhưng Quảng Ngãi cũng đạt mức vốn đầu tư lên đến 3,79 tỷ USD. Tỉnh An Giang đạt tỷ lệ giải ngân trên đăng ký lớn nhất cả nước, nổi bật hẳn lên vì môi trường thu hút đầu tư khá thuận lợi, đặc biệt là ý chí của lãnh đạo địa phương trong việc cải thiện môi trường chính sách của địa phương mình nhằm khuyến khích doanh nghiệp phát triển kinh doanh cũng như tận dụng lợi thế thông thương với Campuchia.

Mặc dù đầu tư Chính phủ cũng như FDI thu hút vào Nam Định hoặc Gia Lai không nhiều, nhưng tốc độ giải ngân trên đăng ký tốt. Bên cạnh đó hai tỉnh này đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 5 năm trở lại đây cả về góc độ cấp vốn từ ngân sách nhà nước. Có nhiều địa phương, nếu dựa trên kết quả thu hút đăng ký FDI thì đạt thứ hạng rất cao, nhưng xét về tính toàn diện thì thứ hạng lại rơi xuống vị trí trung bình.

Lý giải cho cách xếp thứ hạng


Có ba luận điểm lý giải cho tính thứ hạng. Thứ nhất là sự mất cân đối giữa đăng ký với năng lực giải ngân, thứ hai là sự mất cân đối giữa đăng ký với các yếu tố hấp dẫn đầu tư mang tính bến vững, thứ ba là địa phương đã phát triển tốt và cơ hội để phát triển hơn nữa trong tương lai bị giới hạn và chậm lại. Riêng trường hợp của Đồng Tháp, mặc dù thu hút đầu tư nước ngoài thấp và nộp ngân sách nhà nước không cao, nhưng đầu tư của kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân lại đạt thứ hạng cao và nhiều doanh nghiệp mong muốn phát triển kinh doanh tại Đồng Tháp; do vậy, Đồng Tháp nằm trong nhóm tốt. Các địa phương trong nhóm thu hút kém như Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Tây Ninh, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre… đều phụ thuộc vào các đặc điểm và điều kiện tự nhiên cũng như kết nối đến hệ thống hạ tầng giao thông xa trung tâm, vì thế không nhận được mối quan tâm đầu tư lớn.

Ông Trương Đình Tuyển - Chuyên gia cao cấp Văn phòng Chính phủ - đánh giá: “Báo cáo đã đưa ra nhiều sơ đồ, biểu bảng làm cơ sở cho việc phân tích và trên tổng thể một số yếu tố của mô hình đã phản ánh được mức độ hội nhập, ví dụ như chất lượng thể chế và nguồn nhân lực”. Về sự cần thiết của báo cáo này trong thời điểm hiện nay, TS Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội Hà Nội - cho biết: “Các tiêu chí đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương dường như còn quá mới mẻ và còn nhiều khoảng trống cả về khoa học, pháp lý, cũng như trong thực tiễn điều hành của Nhà nước, cả Trung ương, cũng như ở mỗi địa phương…

Vì vậy, việc đưa ra đánh giá tổng quát hàng năm về HNKTQT cấp địa phương với bộ tiêu chí phù hợp, nhằm nhận diện và định vị các kết quả, mức độ hội nhập và tác động của hội nhập đến đời sống kinh tế và xã hội mỗi địa phương, cũng như từ đó giúp tạo thuận lợi cho điều chỉnh và nâng cao hiệu quả các kế hoạch hội nhập của từng địa phương và cả nước là điều không dễ nhưng nên làm”.

Kết quả tổng hợp điểm năng lực HNKTQT cấp địa phương năm 2010.
 

 

(Báo Công Thương Điện Tử)

  • Cần chính sách “một tiếng nói” để ổn định kinh tế vĩ mô
  • WB: GDP Việt Nam năm 2011 tăng trưởng 6,3%
  • Sẽ kiểm soát giá độc quyền
  • Giải bài toán hội nhập cho ngành hậu cần
  • Việt Nam nhảy vọt về chỉ số niềm tin trong quý I
  • Chính sách kinh tế của Việt Nam đang đi đúng hướng
  • Hạ nhiệt “cơn khát” tăng trưởng của kinh tế vĩ mô?
  • Khái niệm "Phát triển bền vững" của Việt Nam trong thế giới toàn cầu hóa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi