Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hạn chế những bất ổn do tác động của kinh tế thế giới: Phải tăng khả năng đề kháng

Sau hơn hai năm gia nhập WTO, những biến cố kinh tế thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam và những vấn đề nảy sinh trong chính nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đã cảnh báo các nhà quản lý, các chuyên gia kinh tế: Cần nâng cao khả năng đề kháng của nền kinh tế để hạn chế cao nhất những bất ổn...

Bất ổn kinh tế toàn cầu và những tác động

Hai khu vực kinh tế lớn của thế giới là Mỹ và châu Âu đang có sự biến động theo xu hướng xấu. Từ sự đổ vỡ của thị trường bất động sản và trước đó là các cơ chế hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ Mỹ, hàng loạt ngân hàng, công ty bảo hiểm của quốc gia này phá sản, đe dọa phá sản. Chính phủ Mỹ đã đưa ra các giải pháp "giải cứu" hữu hiệu. Các quốc gia có nền kinh tế mạnh của châu Âu cũng trong tình trạng tương tự, sự bất ổn cũng bắt đầu từ hệ thống tài chính, tiền tệ. Mặc dù kinh tế thế giới đang trong tình trạng bất ổn, nhưng một số nhà quản lý, các chuyên gia vẫn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam chỉ chịu tác động gián tiếp ở hai lĩnh vực là xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư.

Tuy những "cơn bão" lớn của kinh tế thế giới ít ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, song những biến động nhỏ hơn nhưng thường xuyên của thị trường thế giới lại có tác động lập tức đến nền kinh tế Việt Nam. Chẳng hạn, trong thời gian từ cuối năm 2007 đến giữa năm 2008, giá vật tư, nguyên nhiên liệu trên thế giới biến động từng ngày, có những giai đoạn biến động đột biến... thì nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng xấu theo hai hướng: phải nhập hàng hóa thời điểm giá cao nhất và không tận dụng được thời điểm để bán hàng hóa giá cao nhất của Việt Nam.

Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam chưa có tiềm năng dự phòng, nên cả nền kinh tế và từng lĩnh vực rất dễ bị tổn thương. Mức độ tổn thương được xếp theo thứ tự: ngành nông nghiệp không được bảo hiểm, thường gặp rủi ro về thiên tai và dịch bệnh; ngành công nghiệp tiêu dùng phải cạnh tranh khốc liệt với các quốc gia có nguồn lao động rẻ, có năng lực sản xuất cao, vật tư và phụ kiện cũng được sản xuất trong chính nước họ...

Ngoài các tác động của kinh tế thế giới, sự thiếu tầm nhìn kinh tế,  thiếu tập trung trong quản lý, trong hoạch định chính sách, việc bình quân các chủ trương và chỉ tiêu giữa các địa phương đã làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả hoặc bị suy giảm nguồn lực. Đơn cử, nhiều địa phương cạnh tranh thu hút đầu tư bằng cách ban hành chính sách ưu đãi làm giảm nguồn lực quốc gia; nhiều địa phương phát triển thị trường bất động sản và phát triển cụm công nghiệp không đúng hướng làm cho quốc gia mất khoảng 500.000 ha đất trồng trọt; thiếu quản lý đầu tư và quản lý sản xuất dẫn đến môi trường bị hủy hoại ở quy mô lớn; quản lý đầu tư kém dẫn đến vốn đã thiếu lại ứ đọng ở những công trình dở dang; các tập đoàn kinh tế đầu tư phân tán, làm giảm hiệu quả nguồn lực... Những việc kể trên đã làm cho nền kinh tế giảm sức đề kháng đáng kể.

Tăng trưởng bền vững, cách tự vệ tốt nhất

Trên cơ sở dự báo, phân tích tình hình thế giới và đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) 5 năm (2006-2010), Ban Chấp hành TƯ Đảng đã xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2009 là: Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần, phấn đấu đến năm 2010 đưa tốc độ lạm phát xuống một con số, ổn định dần kinh tế vĩ mô; bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH do Đại hội X của Đảng đề ra.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu trên, các ngành chức năng cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; tháo gỡ vướng mắc, khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư hạ tầng KT-XH và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; tạo mọi điều kiện để khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; thực hiện có hiệu quả các biện pháp tạo việc làm, giảm nghèo; tăng đầu tư ngân sách nhà nước và đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, thực hành tiết kiệm; tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư tưởng...


(Theo HNM)

  • Đối thoại: Không để xảy ra tiêu cực trong miễn, giảm thuế
  • Đời Sống Xã Hội : Sắp công bố chỉ số năng lực cạnh tranh
  • Môi trường kinh doanh cấp tỉnh được "soi" nhiều hơn
  • Hiện trạng và những thách thức trong phát triển bền vững
  • Cái đang thiếu trong tư duy kinh tế là những... hàng rào
  • 34% tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn thế giới
  • Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học: Khẳng định bước tiến dài của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
  • Kiểm định chất lượng sản phẩm tiêu dùng: Sớm lập phòng thí nghiệm trọng tài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi