Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi đầu chu kỳ giảm

Có thể nói, việc giá tiêu dùng tháng 3 giảm là điều bất ngờ đối với không ít người. Thế nhưng, có nhiều khả năng đây mới chỉ là điểm khởi đầu của một quá trình liên tục giảm, đánh dấu một giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nước ta.

Trước hết, giá tiêu dùng tháng 3 giảm là điều bất ngờ, bởi theo tính toán của các nhà quản lý, việc tăng giá điện từ đầu tháng 3 sẽ trực tiếp đẩy giá tiêu dùng tăng 0,25-0,3%, còn nếu tính cả những tác động gián tiếp, đặc biệt là hiện tượng tức thời “té nước theo mưa” thường thấy mỗi khi giá một số mặt hàng thiết yếu được điều chỉnh tăng trong nền kinh tế nước ta, chỉ số giá chắc chắn sẽ cao hơn nhiều.

Việc giá tiêu dùng cách đây tròn 1 năm “nhảy vọt” 2,99% sau khi đã tăng kỷ lục 3,56% trong tháng Tết chủ yếu do tác động của việc tăng giá xăng dầu đủ cho thấy điều đó.

Điều này nghĩa là, nếu như giá điện không tăng từ ngày 1/3, giá tiêu dùng tháng 3 này chắc chắn sẽ không chỉ giảm 0,17%, mà còn giảm mạnh hơn nhiều. Nói cách khác, việc giá tiêu dùng chỉ giảm như vậy là do đã “trung hoà” hết những tác động đẩy giá tiêu dùng tăng của việc tăng giá điện.

Trong bối cảnh hiện nay, có 3 căn cứ chủ yếu để cho rằng, xu thế giá tiêu dùng giảm có thể sẽ còn tiếp tục trong khoảng 6 tháng giữa năm nay.

Thứ nhất, là một nền kinh tế có độ mở lớn, đặc biệt là độ mở đầu vào nhập khẩu, cơn sốt lạnh trên thị trường thế giới hiện vượt xa nhiều dự báo tạo sức ép khiến giá cả trong nước tiếp tục giảm.

Trước hết, nếu như ở thời điểm tháng 10/2008, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chỉ dự báo giá dầu mỏ năm nay giảm 6,3% và giá nguyên liệu phi dầu mỏ giảm 6,2%, thì các mức giảm này trong dự báo tháng 11 tăng lên 31,8% và 18,7%, còn theo dự báo cuối tháng 1/2009 tiếp tục được nâng lên 48,5% và 29,1%, nhưng trên thực tế, giá dầu mỏ thế giới tháng 2 vừa qua đã giảm 56,9%, còn giá nguyên liệu phi dầu mỏ cũng đã giảm 26,5%, tức là bình quân giá nguyên liệu thế giới nói chung trong năm nay sẽ đứng ở mức 99,7 điểm phần trăm, gần tương tự như năm 2005. Còn trên thực tế, sau hầu như liên tục 7 tháng rơi tự do, giá nguyên liệu thế giới đang đứng ở mức 97,7 điểm phần trăm, tức là đã giảm 43,2% so với bình quân của năm 2008.

Do vậy, nếu coi việc giá nguyên liệu thế giới sốt nóng liên tục trong 5 năm 2004-2008 đã liên tục đẩy giá tiêu dùng trong nước tăng cao, thì đương nhiên việc giá nguyên liệu thế giới liên tục rơi tự do từ tháng 8/2008 đến nay như vậy cũng phải khiến cho giá tiêu dùng của nước ta tiếp tục hạ nhiệt mạnh hơn nữa.

Nói cách khác, cho dù đã diễn ra cơn sốt lạnh trong quý IV/2008, còn trong 2 tháng cao điểm nhất của “mùa tiêu dùng” cũng chỉ tăng rất khiêm tốn và tháng 3 hiện nay đã giảm là những diễn biến phù hợp xu thế biến động của giá cả thế giới. Nhưng vẫn có thể nói, sức ép của thị trường thế giới khiến giá tiêu dùng trong nước tiếp tục giảm vẫn rất lớn. Việc giá bán lẻ xăng bình quân ở Mỹ tháng 3 này chỉ ở mức 8.724 đồng/lít (tính theo tỷ giá 17.000 VND/USD), chỉ giảm 0,51% kể từ đầu năm đến nay, tức là thấp hơn trên 20% so với của nước ta, hay việc không ít loại hàng hoá đang “lăm le” tràn vào thị trường nước ta đủ cho thấy điều đó.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nếu như lạm phát do chi phí đẩy là yếu tố liên tục nóng lên trong 5 năm 2004-2008, thì hiện nay yếu tố này chẳng những không còn, mà ngược lại, đang kéo thị trường nước ta “đi xuống”.

Thứ hai, cho dù vẫn phải khẳng định những kết quả đạt được trong quý I vừa qua là đáng mừng, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, lạm phát do cầu kéo hiện nay đã suy yếu, nên kéo giá tiêu dùng tiếp tục xuống dốc.

Rõ nhất trên mặt này là đầu ra xuất khẩu của nền kinh tế. Trong đó, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 13,479 tỷ USD trong quý I này, tuy tốc độ tăng chỉ đạt 2,4%, còn nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến xuất khẩu đá quý và kim loại quý thì cũng chỉ giảm 14,6%, nhưng đây có lẽ vẫn là “ngôi sao sáng” trên thị trường thế giới. Bởi lẽ, ngay cả cường quốc xuất khẩu số 1 thế giới Trung Quốc cũng đã phải chịu cảnh xuất khẩu rơi tự do 21,6% trong 2 tháng đầu năm nay.

Mặc dù vậy, cũng không thể phủ nhận rằng, sự giảm tốc xuất khẩu đương nhiên tạo sức ép rất mạnh khiến giá cả thị trường trong nước tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế 3,1% trong quý I vừa qua là kết quả đáng mừng, nhưng đó cũng là tác nhân khiến cho sức mua của thị trường trong nước giảm tốc.

Trong bối cảnh như vậy, tâm lý “thắt lưng buộc bụng” cộng với tình trạng chờ giá cả hàng hoá hạ thêm mới chịu bỏ tiền ra chi tiêu của một bộ phận lớn dân cư sẽ làm cho sức mua của thị trường trong nước thêm yếu.

Thứ ba, bài học đối mặt với khủng hoảng và suy thoái kinh tế khu vực và thế giới gần đây cũng cho thấy, khả năng giá tiêu dùng trong khoảng 6 tháng giữa năm giảm, hoặc chỉ đứng yên là rất lớn.

Đó là, liên tục trong 3 năm “hậu khủng hoảng kinh tế khu vực” và suy thoái kinh tế thế giới 1999-2001, giá tiêu dùng của nước ta hầu như liên tục giảm, đặc biệt là kỷ lục giảm liên tục tới 8 tháng, từ tháng 3 đến tháng 10/1999. Đây cũng là 3 năm giá tiêu dùng của nước ta liên tục dao động xung quanh “cột mốc số 0”.

Nói tóm lại, tuy thế và lực của nền kinh tế nước ta lớn hơn rất nhiều và những nỗ lực kích cầu của Chính phủ cũng mạnh hơn hẳn, nhưng do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới hiện nay mạnh chưa từng có trong gần 80 năm trở lại đây, những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế có độ mở lớn như của nước ta là không hề nhỏ, nên việc giá tiêu dùng liên tục giảm trong nhiều tháng là điều có thể xảy ra.

( Theo báo Đầu tư )

  • TPHCM và đồng bằng sông Cửu Long - Nâng tầm hợp tác để cùng phát triển
  • Sẽ có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế
  • Một góc nhìn về ứng phó khủng hoảng tại Việt Nam
  • Kinh tế Việt Nam 3 tháng đầu năm: “Hồng” hay “xám”?
  • ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng của Việt Nam: Nên “hết sức thận trọng”
  • Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản và bài học rút ra cho Việt Nam
  • Thất nghiệp tăng, kinh tế tăng trưởng 3,1%
  • ADB dự báo kinh tế VN sẽ hồi phục vào 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi