Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kích cầu cần cả hai phía

Việc chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ ngoài rào cản thủ tục còn có rào cản do chính các DN tạo ra

Việc chưa tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ ngoài rào cản thủ tục còn có rào cản do chính các DN tạo ra


Triển khai gói kích cầu hỗ trợ lãi suất đầu tư cho DN của Chính phủ được kỳ vọng sẽ là phao cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này dường như chưa đạt hiệu quả, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng công nghiệp 6 tháng đầu năm mới chỉ đạt con số khiêm tốn 4,8%, xuất khẩu cũng tiếp tục ngập chìm trong khó khăn…


Thực tế là mặc dù Chính phủ nới rộng tiêu chuẩn hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay nhưng số DN mới gần như tiệm cận chứ chưa được tiếp cận nguồn vốn này.


Nhu cầu có nhưng khó về thủ tục


Theo bà Lê Mỹ Lan - Cty Hùng Anh chuyên về chế biến đồ gỗ (Đồng Nai) có gần 300 nhân công, doanh số mỗi năm khoảng 30 tỷ đồng. Thị trường chính của Cty là thị trường nội địa. Vì vậy, khi chính sách hỗ trợ lãi suất 4% ưu tiên cho DN vay vốn làm hàng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu đồ gỗ chỉ cần dùng hợp đồng ngoại thương để thế chấp vay vốn thì Cty lại khó khăn do chỉ làm hàng nội địa. Quy định của ngân hàng cũng yêu cầu muốn vay được vốn kích cầu thì mọi giao dịch phải thể hiện qua chứng từ, mua nguyên vật liệu phải có hợp đồng, ngân hàng sẽ chuyển trả cho nhà cung ứng qua tài khoản. “Để áp ứng được yêu cầu này thì Cty bao giờ vay được vốn ?” – bà Lan chia sẻ. Bởi đảm bảo lượng hàng hóa ngày càng nhiều thì Cty mua nguyên liệu phải rất linh hoạt, gặp đâu rẻ và tiện thì mua. Hơn nữa không phải nhà cung ứng nào cũng có tài khoản và có tư cách pháp nhân để ký hợp đồng. Đó là chưa kể, “tiền trao cháo múc” sẽ được giảm giá, được khuyến mãi, giao hàng ngay, còn mua hàng trả qua chuyển khoản vừa bị giá cao, vừa bị giao hàng chậm, dễ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.


Với các Cty Bất động sản còn khó hơn. Muốn vay vốn, DN phải chứng minh dự án bất động sản đã có khách hàng hỏi mua. Nhưng khách chỉ tin tưởng khi dự án đã hoàn thiện mà DN chỉ có thể hoàn thiện khi đã có vốn. Bài toán "con gà hay quả trứng có trước" đã đưa nhiều DN phải tự xoay xở bằng cách xé lẻ dự án, có vốn đến đâu đầu tư đến đó. Hậu quả là dự án đầu tư không đồng bộ, hiệu quả không cao.


DN cũng cần chủ động, linh hoạt


Phải nhìn nhận khách quan, nguyên nhân của tình trạng DN khó vay vốn còn do chính DN chưa đáp ứng yêu cầu trong khi việc vay vốn là một hợp đồng kinh tế bình đẳng, mọi điều khoản trong hợp đồng phải đảm bảo đầy đủ. Đây cũng chính là rào cản do các DN  tự tạo ra cho mình khi tiếp cận nguồn vốn hấp dẫn này. Các DN vừa và nhỏ còn rất hạn chế trong việc cập nhật tiếp thu chính sách mới, tuy nhiên, ý thức chủ động học hỏi  lại chưa cao. Ví dụ mới đây, Hiệp hội DN TP HCM mở nhiều lớp tập huấn cho các DN về chế độ chính sách nhưng số lượng DN chủ động tìm hiểu chính sách vẫn rất thưa thớt.   


Anh Lê Hoài Nam, nhân viên tín dụng của Agribank nhận định: Quy định mới xóa bỏ hoàn toàn điều kiện nợ đọng thuế. Nếu DN có nợ quá hạn nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ thì vẫn được bảo lãnh vay vốn, DN sẽ sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay thực hiện dự án đầu tư để thế chấp bảo đảm bảo lãnh. Nhờ sự nới rộng điều kiện bảo lãnh này đã nhiều DN đã được chấp thuận bảo lãnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều DN  vì hồ sơ dự án chưa minh bạch, kỹ năng lập dự án còn bất cập, hồ sơ tài chính chứng minh đầu vào đầu ra không có nên chưa thể đủ điều kiện. Mặc dù được hướng dẫn chi tiết nhưng vì nhiều lý do mà các DN này không thể hoàn chỉnh được hồ sơ.


Ông Nam chia sẻ: Bản thân các ngân hàng cũng rất muốn giải ngân nhưng vì phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn rót ra nên phải “nắm đằng chuôi”. Vì vậy, muốn vay vốn thuận lợi thì DN phải đảm bảo các thủ tục là rất cần thiết, điều này cũng giúp DN nâng tầm cho chính mình và tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kinh tế 6 tháng: Phía sau con số tăng trưởng GDP
  • Kinh tế năm 2009: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Hiệu quả gói kích cầu còn khiêm tốn
  • Nhiều doanh nghiệp Nhà nước “sống” bằng vốn vay
  • Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam năm 2009
  • Kích cầu đầu tư, tiêu dùng và kiềm chế lạm phát: Mục tiêu “2 trong 1”
  • Gia tăng báo động về an ninh lương thực
  • Công nghiệp Việt Nam:Vượt cơn “bĩ cực”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi