Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế đang hồi phục và tăng tốc

Theo nhận định của các chuyên gia, với mức tăng trưởng GDP đạt  6,16% của 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy xu hướng hồi phục rõ nét của nền kinh tế nước ta. Sang tháng 7, cộng đồng doanh nghiệp (DN) tiếp tục tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn đẩy nhanh tiến độ sản xuất, kinh doanh nhằm tạo sức tăng trưởng cao hơn trong những tháng tới…

Sản xuất ô tô tại Nhà máy ô tô Cửu Long.  Ảnh: nguyệt Ánh
 
Những con số đáng ghi nhận

Trong 7 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 434,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều sản phẩm chủ yếu có sản lượng tăng cao là xe tải, lốp ô tô, máy kéo, kính thủy tinh, xe chở khách, xe máy... Kết quả thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN) từ đầu năm đến cuối tháng 7 đạt 9,1 tỷ USD là con số chấp nhận được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mới hồi phục và các nhà đầu tư còn phải đối phó với khó khăn trong nước. Thậm chí, kết quả nói trên còn là khá cao nếu so với nhiều quốc gia khác cùng tiếp nhận vốn ĐTNN. Vốn ĐTNN thực hiện 7 tháng ước đạt 6,4 tỷ USD. Ngoài ra, dòng vốn ĐTNN đang được phân bổ ngày càng hợp lý, dịch chuyển dần về những địa phương có nhu cầu không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, nên có tác dụng bồi đắp nguồn vốn cho phát triển ở từng địa phương.

Nhìn chung, môi trường kinh doanh đang được cải thiện, góp phần thúc đẩy đầu tư, thu hút các nguồn vốn. Từ đầu năm đến nay có thêm gần 50.000 DN dân doanh mới thành lập, với tổng vốn đăng ký hơn  291.000 tỷ đồng (tăng 16% so với cùng kỳ), cho thấy các nguồn lực đang được huy động tốt hơn cho phát triển kinh tế. Tính chung 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu đạt 38,3 tỷ USD, tăng 17,5%... Tình hình xuất khẩu diễn ra suôn sẻ và dự báo kết quả năm nay có thể sẽ đạt mức cao hơn kế hoạch đề ra.

Những biện pháp hỗ trợ sản xuất

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên thực tế còn nhiều sản phẩm công nghiệp quan trọng đang có mức tăng thấp. Đáng chú ý là thép tròn giảm 0,2%, máy giặt giảm 5,9%... Thực tế này cho thấy, vẫn còn hiện tượng "xôi đỗ" trong sản xuất công nghiệp, nhất là ở những lĩnh vực liên quan, hoặc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Hiện ngành chế biến thủy sản còn thiếu bền vững do phụ thuộc nguồn nguyên liệu đầu vào, trong khi ngư dân lại phụ thuộc vào thời tiết. Cũng có ý kiến gợi ý, DN nên tính đến việc nhập khẩu thủy sản từ các đối tác ở những khu vực địa lý gần với nước ta.

Để thúc đẩy sản xuất, các bộ, ngành đang phối hợp để giải quyết một số vấn đề cấp bách. Trước hết là đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình nguồn và lưới điện để sớm đưa vào hoạt động. Bên cạnh đó, yêu cầu các đơn vị sản xuất và cung ứng điện phối hợp đồng bộ nhằm huy động tối đa công suất các nhà máy điện bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Các chuyên gia khuyến cáo, cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu, kết hợp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Chính phủ nhận định, nền kinh tế đang dần hồi phục, nhưng các ngành cần nỗ lực hơn nữa, tránh tâm lý chủ quan, dồn sức tăng tốc để đạt kết quả cao hơn.
 
Tại hội nghị giao ban tháng 7 của Bộ Công thương sáng 9-8, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng lưu ý, trong tháng 8 cũng như thời gian tới, các ngành, nhất là khối DN cần phát huy hơn nữa kết quả khả quan của 7 tháng đầu năm. Trong đó tập trung đẩy cao tốc độ xuất khẩu để từ đó khống chế mức nhập siêu không vượt quá 20% của tổng kim ngạch xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp cần được duy trì ổn định, có biện pháp và quyết tâm để gia tăng sản lượng một số sản phẩm có mức tăng chậm hoặc giảm sút, đồng thời từng bước cải thiện, nâng cao giá trị gia tăng trên mỗi đầu sản phẩm. Các ngành, đơn vị chủ động phòng ngừa những biểu hiện xáo trộn trên thị trường nội địa, hỗ trợ kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa trong nước, thực hiện bình ổn giá, khống chế được mức tăng giá hợp lý, giữ cho mức tăng giá chỉ vào khoảng 7-8% trong năm 2010. 

(Theo Hồng Sơn // Hanoimoi Online)

  • Tập đoàn nhà nước làm gì?
  • BMI dự báo Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 6%
  • Các dự án bãi đậu xe ngầm ở TP.HCM: Cơ hội bỏ lỡ quá lâu
  • Kinh tế Việt Nam và các nước Châu Á vững vàng hơn so với dự báo
  • Tăng trưởng và những điều đáng lưu tâm
  • Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ: Không chỉ lãng phí ngân sách
  • Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin
  • Phát triển nhanh gắn với bền vững trong thập niên mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi