Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát 2012 sẽ “thấp một cách kỳ lạ”

Trong lúc các tổ chức Nghiên cứu kinh tế uy tín thế giới dự báo về lạm phát Việt Nam năm 2012 chỉ quanh mốc 9%, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành lại đưa ra con số khá sốc: 6,2%.

Con số này được Tiến sĩ Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cùng nhóm cộng sự đưa ra trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam năm 2012 mang tên “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế”.

Trong báo cáo nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu cập nhật tháng 5.2012 vừa công bố, Bộ phận Nghiên cứu (EIU) thuộc Tập đoàn The Economist (Anh) vẫn dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2012 sẽ ở mức 13,8%. Còn trong dự báo lạc quan nhất của mình, Ngân hàng Thế giới cũng chỉ “dám” hạ dự báo lạm phát năm nay của Việt Nam từ 10,15% xuống còn 9%.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu của VEPR vẫn cho rằng lạm phát năm nay “sẽ thấp một cách kỳ lạ”. Và trong kịch bản bi quan nhất thì tỉ lệ lạm phát cũng chỉ ở mức 6,2%.

“Phương pháp dự báo về tỉ lệ lạm phát của chúng tôi có thể không giống với các tổ chức khác. Đó cũng là điều bình thường. Chúng tôi có cơ sở để lập luận rằng lạm phát 2012 sẽ thấp một cách kỳ lạ. Và đó không phải là dấu hiệu tốt”, ông Thành cho biết.

Theo ông, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát dựa trên những thông tin hiện hành và có phương pháp để tính toán lạm phát năm nay biến động như thế nào. Nhóm của ông nhận thấy rằng nó đang đi vào thời kỳ thiểu phát sâu, tức lạm phát ở mức rất thấp, thậm chí có khả năng âm nhẹ trong các tháng tới. Biểu hiện là lạm phát theo tháng đang tiếp tục đà giảm và trong lịch sử 15 năm gần đây của Việt Nam, điều này chỉ diễn ra trong một vài tháng của năm 2000.

Theo đó, 2 kịch bản dự báo được ông Thành và các cộng sự xây dựng cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2012 có nhiều khả năng thấp nhất kể từ năm 2000. Kịch bản thứ nhất là tăng trưởng kinh tế rất chậm, tổng cầu bị suy kiệt, do đó mức tăng trưởng kinh tế được dự báo chỉ khoảng 4,4%. Kịch bản thứ hai, với mức tăng trưởng kinh tế cao hơn, sẽ xảy ra nếu các nút thắt kinh tế vĩ mô hiện nay được tháo gỡ, nhưng cũng chỉ đạt mức 5,1%. Tương ứng với các mức tăng trưởng đó, lạm phát cả năm 2012 cũng chỉ trong vùng 4,6 - 6,2%.

Cũng vào thời điểm này năm ngoái, trong khi một số tổ chức tên tuổi như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo lạm phát của Việt Nam chỉ khoảng 13-14%, một vài tổ chức khác dự báo khoảng 12%, thì VEPR đã cảnh báo lạm phát cả năm 2011 tối thiểu cũng phải 18-19%. Lúc đó, đã có rất nhiều người không đồng tình với VEPR. Tuy nhiên, cuối cùng, lạm phát cả năm 2011 đã vọt lên mức 18,12%, đúng như dự đoán của tổ chức này.

Theo NCĐT

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tính việc thắt chặt giám sát và phân loại doanh nghiệp FDI
  • Góc nhìn chuyên gia: Kinh tế Việt Nam trước sức ép thay đổi
  • Năm 2012: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,7%
  • Kinh tế Việt Nam: Sau 'đáy tạm' là gì?
  • Phía sau bước tăng mạnh của nhập siêu tháng 5
  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm nhất kể từ 1999
  • Nền kinh tế Việt Nam: Tái cấu trúc bắt đầu từ đâu và theo lộ trình nào?
  • Kinh tế Việt Nam rơi vào giảm phát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi