Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng trưởng và những điều đáng lưu tâm

Vụ trưởng vụ Thống kê tài khoản quốc gia, tổng cục Thống kê Bùi Bá Cường trao đổi về những vấn đề vĩ mô đáng lưu tâm nhất trong sáu tháng đầu năm.

Thứ nhất là tăng trưởng. Tăng trưởng sáu tháng đầu năm nay là 6,2%, cao hơn nhiều so với 3,9% của cùng kỳ năm ngoái. Gần đây bộ Kế hoạch và đầu tư dự báo tăng trưởng GDP sáu tháng cuối năm là 6,8 – 7,3%, và cả năm là 6,5 – 6,8%. Rõ ràng tăng trưởng đã bắt đầu hồi phục.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là vốn đầu tư toàn xã hội đạt hơn 390 ngàn tỉ đồng, tức là tăng 13,4% so với năm ngoái theo giá thực tế, và tới 45,6% so với GDP. Tổng vốn đầu tư so với GDP mà Quốc hội đã thông qua cho cả năm là 41%, và mới đây bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Chính phủ dự kiến tăng 41,5 – 42% GDP. Vốn đầu tư trong sáu tháng tăng cao, đã gây sức ép lạm phát. Quốc hội thông qua chỉ tiêu lạm phát dưới 7% cả năm. Nhưng lạm phát sáu tháng đã tăng 4,78% so với tháng 12 năm ngoái, và 8,69% so với cùng kỳ năm ngoái. Cần lưu ý là con số lạm phát cùng thời điểm này năm ngoái chỉ tăng 2,68% so với tháng 12.2008.

Rất nhiều cơ quan, trong đó có bộ Kế hoạch và đầu tư và ngân hàng Nhà nước cho rằng lạm phát sẽ không vượt 8% cả năm, có nghĩa là không thể giữ ở mức dưới 7% như Quốc hội yêu cầu. “Lạm phát rõ ràng là sức ép và tôi đồng ý điểm này, nhưng muốn lưu ý là đừng vì thế mà tập trung kiềm chế lạm phát”, ông Cường nói.

Thâm hụt ngân sách cũng là vấn đề. Sáu tháng đầu năm nay thâm hụt ngân sách khoảng 3,6% GDP so với 4,4% GDP của sáu tháng đầu năm ngoái. Quốc hội yêu cầu thâm hụt ngân sách là 6,2% GDP và bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Chính phủ là có khả năng dưới 6% GDP cho cả năm.

Trong cán cân thanh toán, lo ngại nhất là nhập siêu. Trong sáu tháng Việt Nam nhập siêu 6,7 tỉ USD, tương ứng 21% so với xuất khẩu và 15% GDP sáu tháng đầu năm. Đây là con số lớn, gây sức ép lớn tới cán cân thanh toán, tỉ giá.

Về chính sách tiền tệ, thì ngân hàng Nhà nước đang làm tốt. Cung tiền (M2) được Chính phủ cam kết khống chế từ 20 – 25%, và giữ được M2 tăng ở mức 20% trong năm tháng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng đã lên tới 28%. Đây cũng là sức ép.

Hiện doanh nghiệp tiếp cận tín dụng còn khó khăn. “Tôi cho rằng, không phải vì sợ lạm phát mà phải kiềm chế cho vay. Một số ngân hàng cam kết giảm lãi suất cho vay xuống dưới 12%. Làm sao vừa kiềm chế lạm phát, vừa có thể hỗ trợ tăng trưởng mới là cách tiếp cận tốt”, ông Cường nói.

Còn nhiều vấn đề khác như nợ công, trả nợ công,… cũng đáng quan tâm, tuy nhiên các số liệu không được công bố.

(Theo Tư Hoàng // SGTT Online)

  • Nhiều công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ: Không chỉ lãng phí ngân sách
  • Bộ Chính trị: Không để sụp đổ Vinashin
  • Phát triển nhanh gắn với bền vững trong thập niên mới
  • Quan chức không môi giới dự án FDI
  • Tăng trưởng GDP 2010 “có thể vượt 6,5%”
  • KĐT Quan Nam - Thủy Tú (Đà Nẵng): Điểm nhấn sinh thái và phát triển cộng đồng
  • Doanh nghiệp thiếu "bắt tay" để nâng hàng Việt
  • Những "cú hích" tích cực
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi