Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới dự báo: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại


EIU: Tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ chậm lại

Môi trường kinh tế lành mạnh hơn từ năm 2014, cả ở trong nước và trên phạm vi toàn cầu, sẽ giúp mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng lên bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2014-2016.

Phóng viên TTXVN tại Anh dẫn báo cáo dự báo tháng 9/2012 về Việt Nam mới công bố, cho biết Bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro (EIU) thuộc Tập đoàn "Nhà Kinh tế" (Anh) cho rằng mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2012 sẽ chậm lại, chỉ đạt 5,3%, thấp hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng 5,9% của năm 2011.

EIU nhận định giai đoạn lạm phát phi mã của Việt Nam trong năm 2011 đã làm thay đổi những kỳ vọng của người tiêu dùng.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát bình quân của Việt Nam trong năm 2012 dự báo sẽ ở mức 8,5%, nhưng điều này đồng nghĩa với việc tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ không ấn tượng trong năm nay, dự kiến chỉ đạt 5,6%, giảm so với mức bình quân 7,5% của giai đoạn 2007-2011.

Theo EIU, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng một giai đoạn lạm phát thấp hơn và ổn định hơn tại Việt Nam là hết sức cần thiết để loại bỏ những quan ngại của người tiêu dùng và các nhà đầu tư.

Hơn nữa, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm cũng là nguyên nhân khiến tổ chức này giảm mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2013 xuống còn 6% so với mức 6,6% đưa ra trước đó.

Môi trường kinh tế lành mạnh hơn từ năm 2014, cả ở trong nước và trên phạm vi toàn cầu, sẽ giúp mức tăng trưởng GDP của Việt Nam tăng lên bình quân 7%/năm trong giai đoạn 2014-2016.

Mặc dù vậy, hiện có một số nguy cơ khiến Việt Nam có thể không đạt được mức tăng trưởng như dự báo.

EIU cho rằng trên mặt trận nội địa, hiện vẫn tồn tại lo ngại về khả năng tiếp tục chính sách ủng hộ tăng trưởng thay vì ổn định nền kinh tế và hạ nhiệt lạm phát.

Do đó, Chính phủ Việt Nam cần phải thể hiện rằng đã bình ổn được nền kinh tế và thành công trong việc khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư.

Trên mặt trận quốc tế, hiện vẫn tồn tại nguy cơ kinh tế toàn cầu có thể trở lại suy thoái do khả năng vỡ nợ của một số nước thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Một cuộc suy thoái toàn cầu lần thứ hai sẽ không chỉ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam, mà còn có những hiệu ứng dây chuyền tới chi tiêu của doanh nghiệp và người tiêu dùng, do đó sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế./.
Theo TTXVN
----------------

Đến lượt IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hôm 8/10, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vừa công bố bản báo cáo cập nhật triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó có khu vực châu Á.
 
Theo đó, IMF nhận định với những động thái nới lỏng chính sách vừa được thực hiện, tăng trưởng kinh tế của châu Á sẽ phục hồi 1 cách khiêm tốn. Các nước châu Á vẫn còn “room” để nới lỏng chính sách và do đó có thể hạn chế bớt các rủi ro từ tình trạng suy giảm bên ngoài khu vực. 
 
Tuy nhiên, cân bằng giữa các rủi ro bên ngoài và rủi ro nội tại sẽ là điều rất quan trọng bởi sản lượng của 1 vài nền kinh tế trong khu vực vẫn thấp hơn dự báo trong khi tăng trưởng tín dụng ở mức cao. Tăng trưởng sản lượng thấp hơn dự báo và sự mất cân bằng trong nội tại nền kinh tế vẫn là những rủi ro. 
 
IMF dự báo mức tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực châu Á trong 2 năm 2012 và 2013 lần lượt là 5,5% và 5,75%. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm dần, xuống còn khoảng 4% trong giai đoạn 2012 - 2013. 
 

Dự báo tăng trưởng GDP, lạm phát, cán cân vãng lai và tỷ lệ thất nghiệp của các nền kinh tế châu Á (Nguồn: IMF)

 
Đối với 1 vài nền kinh tế, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ, giải quyết nợ 1 cách bền vững thông qua các biện pháp thắt chặt ngân sách mạnh mẽ vẫn sẽ phải là ưu tiên hàng đầu. 
 
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2012 và 2013 sẽ lần lượt ở mức 5,1% và 5,9%; tỷ lệ lạm phát giảm xuống 8,1% và 6,2%; cán cân vãng lai thặng dư 0,3% trong năm nay và sẽ thâm hụt 0,9% trong năm 2013; tỷ lệ thất nghiệp vẫn giữ nguyên ở mức 4,5%.
 
Trước đó, hồi tháng 7, IMF công bố kết luận về đợt tham khảo kinh tế Việt Nam được thực hiện vào tháng 5 và cho thấy GDP sẽ tăng 6% và lạm phát giảm xuống 10,72% trong năm 2012. Đây là mức dự báo còn cao hơn cả dự báo của Chính phủ (5,2% - 5,7%).  
 
Thu Hương

Theo TTVN/IMF




 

  • Kinh tế Việt Nam: Từ 9 tháng nhìn đến cả năm
  • TS. Alan Phan: Tài sản mềm của Việt Nam
  • Doanh nghiệp Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn?
  • Bức tranh kinh tế Việt Nam nhìn qua sự suy giảm tổng cầu
  • Kinh tế năm 2013 còn tiếp tục “vất vả”
  • 42% doanh nghiệp “nội” không cần vốn ngân hàng
  • Hỗ trợ doanh nghiệp “chưa được như mong muốn”
  • DN ngoại “nuốt” cảng Việt Nam: Có thật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi