Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Băn khoăn "mua tạm trữ cà phê"

Ông Vân Thành Huy (trái) đang trao đổi với ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam-Ảnh: Hồng Văn

Người nông dân trồng cà phê và doanh nghiệp không tham gia mua tạm trữ cà phê kể từ khi có thông tin Chính phủ có chính sách cho doanh nghiệp lớn mua cà phê tạm trữ cách nay hơn hai tháng, đã lo ngại có thể các doanh nghiệp này dùng lãi suất hỗ trợ của nhà nước để đảo nợ hoặc hợp pháp hóa số cà phê đang tồn trong kho của mình.

Tuy nhiên, sau khi dự họp bàn mua tạm trữ từ Hà Nội trở về, ông Vân Thành Huy, ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) và là Tổng giám đốc Công ty Inexim Dak Lak, một doanh nghiệp có tham gia mua tạm trữ, đã khẳng định không hề có chuyện đảo nợ hay hợp pháp hóa số cà phê tồn kho như nhiều người lo ngại.

Theo quyết định của Thủ tướng hỗ trợ mua tạm trữ cà phê niên vụ 2009-2010 ký ngày 13-4- 2010 thì khối lượng mua là 200.000 tấn trong thời gian 3 tháng, từ ngày 15-4 tới 15-7-2010 nhưng thời gian nhận được hỗ trợ lãi suất 6%/năm thì kéo dài trong 6 tháng, từ 15-4 tới 15-10.

-TBKTSG Online: Thưa ông, kể từ khi có thông tin nhà nước và Vicofa sẽ chọn lựa một vài doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ cà phê, báo chí và diễn đàn mạng đã đồn đại rằng các doanh nghiệp này sẽ dùng lãi suất hỗ trợ để hợp pháp hóa cà phê tồn kho hoặc đảo nợ. Ông nghĩ sao?

Ông Vân Thành Huy: Không có chuyện doanh nghiệp được phân công mua tạm trữ dùng hỗ trợ lãi suất từ ngân sách để đảo nợ hoặc hợp pháp hóa cà phê tồn kho của mình, bởi Vicofa và chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp mua tạm trữ sẽ giám sát chặt chẽ.

- Vậy tới nay Vicofa đã tính toán ai mua tạm trữ, giá mua bao nhiêu... hay chưa? Giá sàn mà Vicofa đề xuất trước đây chỉ là 23.000 đồng/kg trong khi giá thị trường đã lên gần 24.500 đồng/kg cà phê nhân xô...

Lúc đầu Vicofa tính toán có 5 doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ nhưng trong cuộc họp ngày 14-4 tại Hà Nội, chúng tôi nghe theo ý kiến của chính quyền các địa phương có nhiều cà phê nhất là Dak Lak và Lâm Đồng, nên nâng lên tới 8 doanh nghiệp.

Đó là Vinacafe, Công ty thực phẩm Miền Bắc, Intimex, Đồng Nai thì có Tín Nghĩa, Lâm Đồng thì có Thái Hòa và Petec, Dak Lak thì có Simexco và công ty tôi là Inexim Dak Lak.

Còn về giá thì các doanh nghiệp thống nhất phải mua theo giá thị trường, bởi theo quyết định của Chính phủ, doanh nghiệp mua tạm trữ theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Nếu không mua theo giá thị trường thì làm sao chúng tôi mua được cà phê của nông dân.

Nhưng dù sao thì chúng tôi cũng rút kinh nghiệm lần mua tạm trữ niên vụ 2000-2010 cách nay 10 năm, đó là không thể mạnh ai nấy mua với mức giá khác nhau, đến khi có biến động thì một số bị lỗ nặng. Lần này chúng tôi sẽ thống nhất giá mua nhưng vẫn bám giá thị trường của từng vùng cụ thể. Tuy nhiên chính sách mua tạm trữ có hỗ trợ lãi suất mới ra đời nên sắp tới chúng tôi còn phải ngồi lại bàn bạc vấn đề này.

- Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không tham gia mua tạm trữ cho rằng bây giờ lượng cà phê trong dân không còn nhiều vì đã hết mùa vụ, mua tạm trữ bây giờ là quá muộn?

Chúng ta đã xuất khẩu 600.000 tấn, lượng cà phê còn lại trong nước khoảng 400.000 tấn (1 niên vụ khoảng 1 triệu tấn cà phê), như vậy mua tạm trữ 200.000 tấn là phù hợp, vì phần còn lại nông dân và doanh nghiệp tạm trữ.

Nói cách khác, mua tạm trữ trong 6 tháng là nhằm mục đích điều tiết lượng cà phê từng giai đoạn, giảm lượng cà phê tung ra thị trường trong 6 tháng tới nhằm nâng đỡ giá cà phê trong nước. Vì một khi nông dân cần tiền, tung hàng ra bán ồ ạt, lượng cà phê trên thị trường nhiều thì giá sẽ càng giảm trong tình hình giá cà phê ở mức thấp hiện nay.

Lần mua tạm trữ này còn có ý nghĩa tập dượt để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Vicofa và các bộ ngành khác xây dựng cơ chế chính sách tăng khả năng dự trữ cà phê khi giá xuống thấp, trình Chính phủ vào tháng 6 tới đây. Cơ chế này kiểm soát giá xuất khẩu cà phê, nhất là các hợp đồng giao hàng tương lai, kỳ hạn; ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua khi cà phê xuất khẩu xuống thấp, làm thiệt hại trực tiếp cho người trồng cà phê.

-Xin cảm ơn ông!

(Theo Hồng Văn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Người trồng điều sẽ được hưởng lợi từ INC
  • Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Văn Thiện: Bình Định mở cửa và tự tin mời gọi các nhà đầu tư
  • Ông chủ quyết định chứ không phải nhà nước
  • Cần thiết lập hệ thống luật kiểm toán ổn định
  • “Cài cắm” lợi ích vào văn bản pháp luật: “Chuyện bình thường”
  • “Không nên để nhiều ngân hàng quá nhỏ!”
  • Vụ Tung Kuang xả thải: “Nếu cần, nên cân nhắc xử lý hình sự”
  • Nhức nhối an toàn vệ sinh thực phẩm: Biết bẩn mà không phạt được
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi