Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bộ TT&TT: DN viễn thông yếu kém bị loại khỏi thị trường là điều bình thường

Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho rằng, số lượng 3 - 5 doanh nghiệp là phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Thị trường viễn thông Việt Nam được xem “thiên đường” đã và đang được nhiều doanh nghiệp nhắm đến. Tuy nhiên, việc Beeline sau vài năm không thể bám trụ đã phải bán lại cổ phần cho Gtel, EVN Telecom phải sáp nhập vào Viettel và Vietnammobile đang phải tồn tại một cách khó khăn… Nhiều người đã đặt câu hỏi: Phải chăng cạnh tranh thị trường viễn thông ở Việt Nam quá khốc liệt?

Một số câu hỏi xoay quanh nội dung này đã được đặt ra với ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) tại Tọa đàm “Kịch bản nào cho thị trường viễn thông Việt Nam”, tổ chức chiều ngày 12/9 tại Hà Nội.

Ông Hải cho rằng, trong kinh doanh viễn thông nhìn chung trên thế giới, các doanh nghiệp tham gia thị trường khác nhau. Như ở châu Âu mỗi nước đều có khoảng 3 - 5 doanh nghiệp phát triển hạ tầng, dịch vụ; các nước châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc) thì có từ 3 - 45 doanh nghiệp tham gia thị trường; những nước như Mỹ có lượng doanh nghiệp tham gia nhiều hơn, hay như Banglades thì cũng có 7 - 8 doanh nghiệp cùng tham gia vào thị trường viễn thông.

Theo ông Hải, số lượng 3 - 5 doanh nghiệp là phù hợp với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Thị trường viễn thông di động của Việt Nam trước kia có 7 doanh nghiệp, giai đoạn đầu thì cần nhiều nhưng trong quá trình phát triển nếu doanh nghiệp nào yếu kém phát triển thì việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp là tất yếu”.

Ông Hải cho rằng, việc một số doanh nghiệp rời bỏ, mua bán sáp nhập là sự phát triển bình thường của thị trường. Doanh nghiệp nào có đủ năng lực thì vẫn tồn tại phát triển. Đây cũng là giải pháp đảm bảo thị trường có sự phát triển cạnh tranh lành mạnh.

Theo ông có hay không tình trạng quay trở lại thời độc quyền đối với một số dịch vụ viễn thông, điển hình như thị trường thuê kênh truyền dẫn và gần đây, một số doanh nghiệp viễn thông "tố" VNPT và Viettel “bắt tay” để tăng cước thuê kênh?

Đối với thị trường này, trước kia có 3 doanh nghiệp có khả năng truyền dẫn trên toàn quốc cùng tham gia cạnh tranh, song sau khi EVN Telecom sáp nhập vào Viettel thì thị trường quay trở lại con số 2 doanh nghiệp thống lĩnh gồm VNPT và Viettel.

Nhưng trên thực tế, số lượng doanh nghiệp được cấp phép cung cấp dịch vụ thuê kênh truyền dẫn khá nhiều, và các doanh nghiệp như FPT, Hanoi Telecom, VTC… đều có tuyến truyền dẫn đường dài, hoàn toàn có thể cho thuê kênh đường dài, nhưng mạng nội hạt, nội tỉnh vẫn còn cần phải đầu tư mạnh hơn nữa mới có đủ năng lực tương đương để tham gia cuộc cạnh tranh.

Còn việc phản ánh VNPT “bắt tay” Viettel để tăng giá cước thuê kênh thì Cục Viễn thông đã họp với các doanh nghiệp liên quan dịch vụ thuê kênh, yêu cầu hai đơn vị này đàm phán lại với các doanh nghiệp hiện đang thuê kênh.

Đến nay đã có nhiều thỏa thuận được tiến hành, một số nội dung thỏa thuận chưa kết thúc, chủ yếu là về thời gian áp dụng chứ không phải mức cước thuê kênh.

Dẫu sao thì trong môi trường kinh doanh như hiện nay, rất cần có những biện pháp quản lý quyết liệt hơn, đồng thời tạo điều kiện đầu tư hạ tầng tốt hơn để hình thành thị trường như mong muốn là có 3 – 4 doanh nghiệp tương đương nhau cùng cạnh tranh.

Ông nghĩ sao khi nhiều ý kiến lo ngại rằng việc sáp nhập Vinaphone và Mobile sẽ gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ trên thị trường viễn thông di động?

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB) thì thị trường viễn thông của Việt Nam rất cạnh tranh. Và nếu không có cạnh tranh thì không có thị trường phát triển như hiện nay.

Trả lời câu hỏi: Cần bao nhiêu doanh nghiệp là đủ và cạnh tranh như thế nào để đảm bảo phát triển là vấn đề lớn. Duy trì áp lực cạnh tranh chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp.

Vừa qua Tập đoàn VNPT đã có đề xuất cho sáp nhập. Bộ đang nghiên cứu việc tách hay nhập. Hiện chưa có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của Đề án tái cấu trúc thì sẽ đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh (dù mua bán, sáp nhập…)

- Cho phép mọi thành phần kinh tế tham giá phát triển thị trường viễn thông và nhà nước thoái vốn dần khỏi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối.

- Nguồn tài nguyên sẽ được phân bổ đều cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng tập trung chủ yếu ở một vài doanh nghiệp để vừa đảm bảo được sự công bằng cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.

Khánh Linh (lược ghi)

Theo TTVN

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi