Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Hãy báo cho tôi về sai phạm của cán bộ!'

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh, một trong những bí thư tỉnh uỷ trẻ nhất nước (sinh 1968) có cả một “chiến lược”, công khai địa chỉ email của mình để tiếp nhận phản ánh của nhân dân và thông tin về sai phạm của cán bộ, đảng viên.

Những chuyến công tác dày đặc về các địa phương dường như đã khiến Bí thư Triệu Tài Vinh chưa có thời gian thu xếp cho phòng làm việc mới. Căn phòng làm việc cũ vẫn dòng chữ “Phó Bí thư” gắn trên cửa ở gác hai trong tòa nhà trụ sở Tỉnh ủy dù đã gần một tháng sau ngày anh nhậm chức.

Hà Giang là tỉnh đặc biệt khó khăn, lại gặp những “cơn sốc” vừa qua, lãnh đạo mới của tỉnh phải vào cuộc như thế nào để khơi gợi năng lực và phẩm chất cán bộ, đảng viên?

Phải bắt đầu từ cơ sở thôi. Người tiền nhiệm của tôi từng về một cơ sở mới biết ở đó người ta không biết thế nào là họp chi bộ, thế thì còn lấy đâu ra sức chiến đấu! Nhưng có nơi, một số cán bộ đảng viên học vấn rất cao nhưng lại thiếu tính chiến đấu! Hà Giang đã có 100% thôn bản có chi bộ Đảng và chất lượng đảng viên ngày càng cao.

Vậy thì nhất định chúng tôi phải tạo môi trường dân chủ cho đảng viên phát huy tính chiến đấu. Khích lệ từng đảng viên phát biểu quan điểm nghiêm túc tại các cuộc họp và vai trò của người chủ trì cuộc họp phải rõ nét, dám chịu trách nhiệm và biết gợi mở vấn đề.

Nếu họ phát hiện sai phạm của cấp trên hoặc đảng viên khác mà lại ngại phát biểu công khai, ta “gợi” cho họ cách nào?

Cấp trên hoặc cơ quan giám sát phải biết xem xét, đánh giá bản chất của đơn thư nặc danh cho dù không khuyến khích mọi người gửi đơn thư nặc danh. Tại từng chi bộ cũng phải quan tâm, thảo luận về loại đơn thư này cho dù nó không được dùng làm căn cứ pháp lý, và nhất định phải thực hiện là trách nhiệm đảng viên trên tinh thần dân chủ, không nhất thiết truy nguồn gốc của chúng.

Cá nhân tôi hoan nghênh bất kỳ cán bộ đảng viên nào đến gặp trực tiếp kèm theo văn bản phản ánh, đó là những người đáng quý. Chứ còn biết chuyện này chuyện nọ mà thiếu bản lĩnh công khai vấn đề thì rất đáng bị phê bình. Nếu tôi quá bận rộn thì sẽ có người đại diện để gặp gỡ, lắng nghe và nghe hết.

Ông có công khai số điện thoại để cán bộ và người dân gọi đến?

Vụ án Sầm Đức Xương mua dâm nữ sinh đã qua 8 tháng điều tra kể từ khi được tuyên buộc điều tra lại từ đầu tại phiên xử phúc thẩm tháng 2-2010 hiện vẫn chưa có kết luận. Mới đây, Viện KSND Tối cao đã yêu cầu Viện KSND tỉnh Hà Giang báo cáo tiến độ điều tra vụ án này. 

Sáng nay vừa có một công dân TP Hà Giang gọi đến cho tôi về một vấn đề cần giải quyết. Tôi lắng nghe và chỉ đạo giải quyết ngay. Còn số điện thoại của tôi đã được công khai trên danh bạ. Tôi cũng vừa mới cho đăng trên trang thông tin điện tử và báo Hà Giang địa chỉ email (trieutaivinhhagiang@gmail.com) để sẵn sàng tiếp nhận thông tin, nhất là hãy thông tin nóng cho tôi về sai phạm của cán bộ đảng viên!

Ông đưa ra bước đột phá gì để nâng cao sức chiến đấu, tính gương mẫu của cán bộ đảng viên?

Nâng cao chất lượng giám sát, cụ thể là bằng cách “giám sát của giám sát”! Tại Hoàng Su Phì và nhiều huyện khác, tôi đã cho triển khai mô hình này và rất hiệu quả. Không thể “làm láo, báo cáo hay” được! Chủ tịch làm gì, bí thư làm gì tháng này, từ huyện xuống xã, rất rõ. Mọi người rất hiểu việc, biết mình đã nói gì, hứa gì, phải làm gì ở từng vị trí. Tự đề ra như thế, có làm được không, chính người đứng đầu tự có áp lực từ họ.

Từng cán bộ đề ra kế hoạch hành động chi tiết, sau đó được chấm điểm. Người đứng đầu chi ủy buộc phải xây dựng kế hoạch hành động của chính cá nhân mình để hoàn thành nhiệm vụ, nhất định không hô hào nói suông với nghị quyết! Bản thân tôi cũng vậy, có kế hoạch rất cụ thể, chứ chẳng lẽ tôi giám sát mọi người, vậy thì ai giám sát tôi?! Như thế là cả hệ thống chính trị phải có sự giám sát nhau và tự giám sát kế hoạch của chính mình.

Sau vụ việc tiêu cực liên quan cựu Chủ tịch tỉnh vừa qua, nhân sự bầu ra từ Đại hội Đảng bộ tỉnh chắc hẳn được lựa chọn rất kỹ về phẩm chất đạo đức?

Hai điều rõ nét nhất là hầu hết đều rất trẻ (trong Thường vụ có đồng chí sinh năm 1969 và Ban Chấp hành có người sinh năm 1972), trình độ đạt chuẩn (thậm chí có tới 4 tiến sỹ) và không ai dính gì đến tiêu cực mà có đơn thư phản ánh hoặc được cơ quan chức năng phát hiện (cho đến lúc này). Nhất định Hà Giang không để những vụ việc tương tự như vừa rồi tái diễn. Những cán bộ cốt cán càng phải làm gương ở mọi nơi, mọi lúc! Vì cái khăn lau bẩn thì sao làm sạch được cái bàn...

Xin cảm ơn ông!

(Theo Tienphong Online)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Giải quyết mâu thuẫn giữa nông thôn và thành thị
  • Hướng đến một nhà nước mạnh
  • Cẩn trọng với FDI đăng ký và thực hiện
  • WWF hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học
  • Ép Vinashin tới phá sản, chủ nợ cũng trắng tay
  • Cá tra vào danh mục đỏ: WWF Việt Nam không được tham vấn
  • Không thể để cho lãi suất quá cao
  • Chỉ đấu giá biển 5 số đẹp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi