Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Không ai khác ngoài Vinashin sẽ trang trải nợ!"

Tổng giám đốc Vinashin Trương Văn Tuyến. (Ảnh: Internet)
Vừa hoàn thành nhiệm vụ Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia kiêm Trưởng ban quản lý dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Anh hùng Lao động Trương Văn Tuyến đã được giao trọng trách làm Tổng Giám đốc Vinashin.

Sau hơn 1 tháng “lăn lộn” nắm bắt và nhìn nhận toàn diện tình hình, ông Tuyến đã có cuộc trao đổi rất cởi mở và thẳng thắn với phóng viên.

- Xin ông cho biết chủ trương tái cơ cấu Vinashin đang được triển khai như thế nào?

Theo Thông báo của Bộ Chính trị và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Vinashin sẽ tái cơ cấu lại và chỉ tập trung vào ba lĩnh vực gồm đóng và sửa chữa tàu thủy; công nghiệp phụ trợ gắn với công nghiệp đóng tàu; đào tạo nguồn nhân lực cho ngành đóng tàu và sửa chữa tàu. Với định hướng như vậy, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Giao thông Vận tải, chúng tôi đã hoàn thiện Đề án tái cơ cấu trình lên Chính phủ.

Theo đề án thì phạm vi sản xuất của chúng tôi sẽ thu hẹp lại, đặc biệt là ở những lĩnh vực không thuộc ngành đóng tàu và những đầu tư không hiệu quả. Đây là chỉ đạo rất đúng đắn của Đảng và Chính phủ, vì sau khi tái cơ cấu, Vinashin sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực vào công tác đóng tàu và sửa chữa tàu. Khả năng của Vinashin không những giảm mà còn tăng lên vì nguồn nhân lực, nguồn tài chính và những cơ sở vật chất đã được đầu tư sẽ phát huy hiệu quả cao hơn.

- Ông có thể nói gì về khoản nợ 86.000 tỷ đồng của Vinashin?

Ông Trương Văn Tuyến: Chính món nợ lớn đã làm cho Vinashin mất cân đối về tài chính, thậm chí là khả năng tiếp tục sản xuất đã bị ngưng trệ. Trước tiên ta phải tìm ra nguyên nhân tại sao lại dẫn đến khoản nợ như vậy. Có thể nói trong những năm 2006-2008, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng, tổng giá trị lên đến trên 10 tỷ USD.

Để đáp ứng yêu cầu sản xuất theo khối lượng hợp đồng lớn như vậy thì Vinashin không những cần vốn (lưu động) lớn để sản xuất mà còn cần đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc trong một thời gian rất ngắn.

Tôi cho rằng trong thời gian vừa rồi ngoài những đánh giá về Vinashin đã đầu tư vào một số lĩnh vực ngoài ngành, đầu tư vào một số lĩnh vực không hiệu quả thì một nguồn lực rất lớn cũng đầu tư để nâng cao năng lực sản xuất của các đơn vị.

Chính vì vậy mà các công ty đã đi vay từ các nguồn vốn thương mại, thậm chí là dùng cả nguồn vốn mà các chủ tàu tạm ứng để sản xuất sản phẩm của họ đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất. Đây là một trong những nguyên nhân, kèm theo nguyên nhân khách quan từ khủng hoảng tài chính trên thế giới, đã làm cho tình trạng mất cân đối tài chính của Vinashin trầm trọng như vậy.

Theo đề án tái cơ cấu, thứ nhất, Vinashin sẽ thu hẹp sản xuất lại, các doanh nghiệp ngoài ngành sẽ được xử lý bằng cách sáp nhập vào các đơn vị khác, cổ phần hóa, các đơn vị đã cổ phần hóa thì có thể thoái vốn hoặc bán, thậm chí có thể giải thể.

Từ tháng 6/2010, theo quyết định của Thủ tướng thì một số dự án, doanh nghiệp đã được chuyển giao cho các Tập đoàn khác như Vinalines, Petrovietnam và họ đã bắt đầu hoạt động có hiệu quả, đồng thời Vinashin thu được khoản mà mình đã đầu tư từ đấy về.

Với những doanh nghiệp còn lại, Vinashin cũng sẽ cố gắng thu lại một khoản mình đã đầu tư, tốt nhất là hòa vốn và cũng có thể phải chấp nhận lỗ một phần, nhưng dù sao cũng bù đắp được nguồn vốn mình đã bỏ ra.

Thứ hai, sau khi cơ cấu lại, chúng ta tập trung vào ngành mũi nhọn là đóng và sửa chữa tàu, tổ chức lại sản xuất, phát huy hiệu quả những cơ sở vật chất mà Vinashin đã đầu tư; đồng thời trình Chính phủ cấp vốn điều lệ đủ cho sản xuất. Với những giải pháp đồng bộ như vậy thì sản xuất của Vinashin sẽ hiệu quả hơn.

Không ai khác ngoài Vinashin sẽ chịu trách nhiệm trang trải nguồn nợ đã vay để đầu tư trước đây, chứ không phải thoái thác trách nhiệm trả nợ này.

- Như vậy là con số 86.000 tỷ đồng không hoàn toàn mất đi?

Ông Trương Văn Tuyến: Con số 86.000 tỷ đồng như công bố là đã và đang hình thành tài sản. Bây giờ trách nhiệm của chúng ta là phải đưa nó vào hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả. Và rồi khoản vốn đó sẽ được hoàn trả trong tương lai. Nó không thể mất đi được và trách nhiệm là của Vinashin phải hoàn trả.

- Xin cảm ơn ông!
 
Ngọc Tú-Quang Vinh (Báo Tin tức/Vietnam+)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Chống lạm phát bằng thông tin
  • Lao động rủi ro ở nước ngoài nhận hỗ trợ thế nào?
  • Thống đốc Nguyễn Văn Giàu: Tăng lãi suất là “bất khả kháng”
  • “Chúng tôi sẽ không sa đà vào câu chuyện Vinashin”
  • Luật Trọng tài thương mại: Đảm bảo quyền tự quyết của DN
  • TS. Võ Trí Thành: "Cứ loay hoay vàng, đôla, đất nước sẽ đi xuống… ruộng"
  • Thu nhập của viên chức vẫn khó sống
  • Tiền đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu để trả lương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi