Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kiểm soát nợ công dưới 60% GDP

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng tốc độ vay nợ của VN từ năm 2009 đến nay rất nhanh, cần tính toán khả năng trả nợ và phải có chiến lược về nợ công. Ông Hiển nói:

Nợ công trên thế giới không có công thức, tỉ lệ chung. EU đưa ra thỏa thuận với các nước thành viên là nợ công không quá 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), bội chi không quá 3%. Theo tôi, nợ công một nước cần tính đến cái quan trọng nhất là khả năng trả của nền kinh tế, hiệu quả sử dụng thế nào. Như Argentina, nợ không đến mức 50-60% GDP nhưng vẫn khủng hoảng. Đó là bài học.

* Nhiều đại biểu cho rằng nợ công của VN đã vào khoảng 70% nếu tính theo thông lệ quốc tế. Ủy ban Tài chính - ngân sách đánh giá thế nào?


Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công của VN mới ở khoảng 57% GDP. Tất nhiên công thức tính là theo luật của chúng ta, gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ địa phương. Một số nơi cho rằng phải tính cả nợ của ngân hàng chính phủ, doanh nghiệp nhà nước vào, nhưng ta chỉ có thể tính theo Luật quản lý nợ công.

Theo đánh giá của chúng tôi, chỉ có thể nói nợ của VN trong ngắn hạn là an toàn. Vì cơ cấu nợ của VN, 75% là vay ODA, lãi suất dưới 2%, thời gian vay 30-40 năm. An toàn vì chưa đến hạn trả nợ, sức ép ngắn hạn chưa có. Nhưng lợi thế nguồn vay này sẽ không còn. Trong khi đó, đầu tư nguồn vay nợ ngày nay không hiệu quả. Đó là cảnh báo trong trung hạn, dài hạn.

Chúng tôi đã có giám sát tình hình nợ công, theo dõi rất kỹ vấn đề này. Nhưng không thể lấy ngưỡng nào là an toàn mà phải xem khả năng trả đến đâu thì vay đến đó. Đặc biệt phải nâng hiệu quả sử dụng vốn vay.

* Tuy nhiên ngay cả khoản nợ Vinashin mà Chính phủ không bảo lãnh, nhưng có thể Chính phủ phải trả...

Vinashin đang trong quá trình xử lý, tôi tin Chính phủ sẽ có cách làm đúng. Mọi vấn đề kinh tế rất phức tạp vì đan xen nhau. Cái này cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, không thể một chiều. Cần xây dựng cơ chế, hành lang tốt để quản các tập đoàn. Thị trường là chiến trường, có thua lỗ, mất mát, thắng lợi đều dễ xảy ra. Thất thoát là tất yếu nếu không kiểm soát tốt. Nên bình tĩnh xử lý.

* Từ năm 2009 đến nay nhiều chuyên gia cho rằng VN đã vay quá nhiều, quá nhanh?


Đúng như vậy. Đó là giai đoạn chống lạm phát, suy thoái. Theo giải pháp chung của các nước, 2009-2010 phải tăng chi tiêu Chính phủ, đặc biệt tăng đầu tư rất lớn, khiến nợ Chính phủ tăng nhanh (từ 34% lên trên 44%). Nhưng bước vào giai đoạn tới, bắt đầu ổn định rồi, theo tôi, nợ công không thể tăng nhanh với tốc độ như vậy nữa. Phải tăng thu ngân sách, cơ cấu lại chi tiêu, giảm bội chi xuống. Đến năm 2013, tất cả khoản thu, chi phải đưa vào ngân sách hết, chứ không nên để có khoản trong, ngoài ngân sách như hiện nay.

* Kỳ họp trước dân nghe nói nợ Chính phủ dưới 50% nên vẫn an toàn, kỳ này nói đã lên đến 57% nhưng cũng nói vẫn an toàn?

Sau khi Luật quản lý ngân sách ra đời, chúng ta có khái niệm nợ công chứ trước đây chỉ có nợ Chính phủ. Nợ Chính phủ giờ vẫn dưới 50%, còn nợ công, gồm cả nợ Chính phủ bảo lãnh, nợ địa phương, thì lên tới 57%. Quan điểm của Ủy ban Tài chính - ngân sách vẫn nhất quán: nợ công nên dưới 60% GDP, trong đó nợ Chính phủ không nên quá 50% GDP.

(Tuổi trẻ)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • 'Kinh tế sẽ bất ổn nếu không có thái độ đúng với tỷ giá'
  • Lo lạm phát, khó cho đầu tư
  • Triển lãm ITE-HCMC 2010: Cơ hội quảng bá du lịch
  • 'Việt Nam không nên kỳ vọng quá nhiều vào đất hiếm'
  • Giám đốc ADB tại Việt Nam nói gì về tỷ giá USD/VND?
  • Thị trường BĐS lên, xuống còn phụ thuộc nhiều yếu tố
  • Kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sẽ đạt 2 tỷ USD
  • Thông tư 22: Hành chính không“chỉnh” được thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi