Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lạm phát 2010: “Có chuyện lòng tin vào đồng tiền có vấn đề”

Ông Nguyễn Tiến Thỏa.

Việc lạm phát cả năm vượt một con số là chỉ tiêu vĩ mô đầu tiên không đạt được công bố trong năm nay.

Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát tăng nhanh song hành cùng một số điều chỉnh trong chính sách. Đánh giá sự tác động của điều hành đến lạm phát năm 2010, từ góc nhìn của mình, Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa nói:

- Về chỉ số thì rõ ràng không đạt mục tiêu, nhưng mình phải nhìn vào tổng thể nền kinh tế, điều hành ấy thì đạt được những gì.

Tăng trưởng vẫn khá so với chỉ tiêu đề ra, khoảng 6,7%, các vấn đề kinh tế vĩ mô vẫn được bảo đảm, trong đó có những chỉ tiêu vĩ mô lớn. Giá cả có tăng nhưng không đột biến làm đảo lộn cân đối vĩ mô. Nhập siêu mục tiêu là 20% kim ngạch xuất khẩu nhưng đạt ở mức khoảng 17%...

Điều hành có nhiều thành công. Còn những cái không đạt được do nhiều nguyên nhân, kể cả nguyên nhân tác động từ kinh tế thế giới.

Cũng không nên chỉ nhìn ở nước mình mà cần nhìn rộng ra thế giới, Trung Quốc rồi nhiều nước xung quanh đều bị lạm phát vượt mục tiêu đề ra hết, Trung Quốc đặt mục tiêu 3% nhưng tháng 11 đã hơn 5%, Thái Lan cũng vậy…

Có nguyên nhân phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ không ăn khớp ảnh hưởng đến khả năng kiềm chế giá cả trong năm qua, thưa ông?

Với chính sách tài khóa, năm nay bội chi mục tiêu 6,2% GDP thì thực hiện khoảng 5,8% GDP. Trong khi đó, mục tiêu tín dụng và tổng phương tiện thanh toán lại vượt kế hoạch.

Tổng phương tiện thanh toán đến tháng 12 tăng 23%, tín dụng là 27,65%. Trong khi 7 tháng đầu tiên vẫn ổn, nhưng 4 tháng sau cộng dồn vào bằng 7 tháng đầu.

Ngoài ra, nó cũng còn độ trễ từ năm trước sang nữa. Năm ngoái tăng tín dụng trên 37%, vì 2009 là năm kích cầu, chính sách tiền tệ nới lỏng…

Nhưng việc chính sách tiền tệ luôn đi sau “chữa cháy” lạm phát, người ta cho là hơi bị động. Quan điểm của ông?


Thật ra, bảo bị động cũng không hẳn đúng. Trong 7 tháng đầu năm, các giải pháp đã thực hiện như là giảm thuế, hay riêng với xăng dầu xử lý bằng cách dùng quỹ bình ổn, thì thấy là hãm được các tác động dây chuyền của nó mà tâm lý ổn định hơn.

Nhưng đã có lúc, cân bằng cán cân thương mại, cán cân thanh toán có vấn đề nên nó suy ra như thế. Dấu hiệu ấy lại để quá lâu mới xử lý. Lúc đặt vấn đề điều chỉnh tỷ giá, thấy tín hiệu 7 tháng đầu vẫn có thể đạt được mục tiêu, nhưng không thấy được sau đó tình hình chuyển biến như thế này.

Hơn nữa, thực hiện trong điều hành một số địa phương giai đoạn đó cũng có vấn đề, ví dụ học phí, cho lộ trình vài năm nhưng vào tháng 9 các địa phương đồng loạt áp mức tăng rất cao, có nơi tăng 35-40%.

Dù trong quyền số chiếm rất ít, chỉ hơn 5%, nhưng chỉ riêng học phí đã vào chỉ số chung là 1,1%. Rồi giá nước một số địa phương do để cố định lâu quá nên lúc điều chỉnh thì tăng lên rất cao…

Thực tế là một số nơi đã chủ động hơn trong kiềm chế lạm phát, như Tp.HCM, Hà Nội…

Tôi đi các địa phương, ít khi thấy đưa chỉ tiêu lạm phát vào trong mục tiêu phấn đấu kinh tế xã hội, ví dụ như năm nay kiểm soát lạm phát tại địa phương mình là bao nhiêu.

Trong vấn đề này, đánh giá những tồn tại có một việc là phối hợp không đồng bộ giữa các bộ, các ngành, địa phương.

Nhân chuyện này nhớ lại, vào đầu tháng 3, việc tăng giá than, nước, điện được cho là sẽ ảnh hưởng lớn đến CPI các tháng sau đó, nhưng trên thực tế ít ảnh hưởng. Trong khi, học phí tăng như vừa qua lại tác động lớn đến thế?

Về sâu xa, có chuyện lòng tin vào đồng tiền có vấn đề. Ví dụ giá vàng đột biến như thế, USD có điều chỉnh như vậy, xét về mặt tác động, vàng không tác động vào mớ rau, con cá..., nhưng những tài sản lâu bền đều bị tác động, đẩy giá lên hết.

Thế thì nó tác động đến tâm lý người dân, thấy đồng tiền không ổn, mất giá nên người ta phản ứng lại, đưa đồng tiền trú ngụ vào đâu đó cho nó an toàn, cho nên nó dẫn đến đầu cơ vàng, đầu cơ USD, đầu cơ tài sản nọ kia….

Nó cũng tác động đến việc vay vốn sản xuất kinh doanh, vay lẫn nhau để sản xuất kinh doanh. Sau này thì lãi suất ngân hàng cũng bùng lên.

Ngay từ khởi động một số yếu tố, người dân thấy đồng tiền có vấn đề thì họ phải tự xử lý. Những người buôn bán bình thường, họ vay vốn để làm ăn, bản thân người có vốn cho vay thấy tình hình như vậy cũng phải ứng xử để đồng tiền của họ không mất giá.

Thế thì tác động tâm lý âm thầm vào thực tế hành động của những người sản xuất kinh doanh. Nhìn thấy rõ ràng như thế nhưng đánh giá nó rất khó. Tác động tâm lý vào trong hành động người ta lúc đó rất nhanh. Vì trong xã hội hiện nay, người ta lấy cái đấy làm thước đo tài sản, mua bán.

Nói như thế thì việc điều chỉnh tỷ giá rất phức tạp…

Không hẳn, việc điều chỉnh tỷ giá vừa rồi cũng có nhiều tác dụng

Lúc bối cảnh thị trường là xã hội, kể cả người dân và doanh nghiệp, đã có hiện tượng đầu cơ ngoại tệ và thị trường ngoại hối đã bắt đầu có những ách tắc nhất định, gây ra khả năng là thanh khoản ngoại tệ sẽ có vấn đề do yếu tố đầu cơ. Thế thì điều chỉnh tỷ giá cũng phù hợp cung cầu ngoại tệ trên thị trường thôi.

Nó giúp giải tỏa ách tắc thị trường ngoại tệ, để thị trường hoạt động lành mạnh hơn, giải quyết được nút thắt thị trường ngoại tệ là đảm bảo có ngoại tệ, đảm bảo tính thanh khoản và giảm đầu cơ ngoại tệ.

Liên quan đến việc tăng cung tiền tệ, có quan điểm cho là trong năm vừa qua, nhiều khoản tiền cứu trợ lớn được các nước trên thế giới tung ra cũng tác động đến Việt Nam. Điều này trong điều hành không thấy nhắc tới biện pháp ứng xử?


Cái đó Ngân hàng Nhà nước phải đánh giá luồng tiền vào, ra để chủ động ứng phó.

Quan trọng là các luồng tiền bên ngoài nó vào nhiều như thế thì chính sách phải làm thế nào để trung hòa được, ngân hàng phải hút được tiền chứ nếu để nó nằm lại ở các kênh không kiểm soát được thì nó sẽ khiến mất cân đối tiền hàng trong nước, đẩy giá lên.

Sang năm, tình hình nợ công của các nước trên thế giới nếu không giải quyết tốt sẽ còn tăng nữa…

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • GS Võ Tòng Xuân và mô hình liên kết bốn nhà
  • Ngân hàng nội: Áp lực đến từ nhiều phía
  • Sẽ tăng cường quảng bá cho thị trường trái phiếu
  • Nâng giá lúa, giữ giá gạo
  • Làm sao chủ động kế hoạch tài chính?
  • Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải trình về lãi suất
  • Nuôi cá tra, ba sa còn thiếu tính chuyên nghiệp
  • Nên xã hội hóa hình thành quỹ bình ổn giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi