Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Muốn làm lãnh đạo, phải thi!

picture
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: “Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác cán bộ, trong đó, việc thi tuyển chức vụ lãnh đạo được xác định là một khâu đột phá trong công tác cán bộ hiện nay”.

Hôm 23/4, Bộ Nội vụ đã công bố quyết định về việc thành lập ban chỉ đạo Trung ương và tổ biên tập đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng”.

“Đổi mới công tác lãnh đạo suy cho cùng là để lựa chọn được lãnh đạo quản lý có đức, có tài để bổ nhiệm, cũng chính là để khắc phục tình trạng “sống lâu lên lão làng”, ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, nói.

Xin ông cho biết những động lực cho việc xây dựng đề án nói trên?

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến việc đổi mới công tác cán bộ, trong đó, việc thi tuyển chức vụ lãnh đạo được xác định là một khâu đột phá trong công tác cán bộ hiện nay. Tại kết luận của hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương khóa 10 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, Đảng đã chủ trương xây dựng đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo cấp vụ và cấp phòng.

Tại chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định một trong các nhiệm vụ để xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức là thực hiện thi tuyển cạnh tranh, để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trưởng và tương đương ở Trung ương, giám đốc sở và tương đương ở địa phương trở xuống.

Đổi mới công tác lựa chọn người để bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ cấp phòng trên cơ sở đó xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng có đủ phẩm chất trình độ năng lực lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ hơn. Đảm bảo tuyển chọn được người có phẩm chất năng lực giữ các chức danh lãnh đạo cấp vụ, phòng góp phần đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ. Đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền trong công tác tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, phòng.

Thực hiện công khai minh bạch, dân chủ, công bằng trong tuyển chọn lãnh đạo; gắn đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, phòng với đổi mới công tác quy hoạch và đánh giá công chức; đảm bảo người được tuyển chọn đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đơn vị trong việc giới thiệu, đề cử; đảm bảo thu hút được người có tài, có đức giữ chức danh lãnh đạo theo nguyên tắc cạnh tranh bằng hình thức thi tuyển công khai, minh bạch.

Như ông vừa nói, không có gì đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh trong bổ nhiệm chức danh lãnh đạo hơn là thi! Vậy, cách tiến hành kỳ thi đối với việc tuyển chọn các chức danh này được xác định thế nào, thưa ông?

Chúng tôi xác định hình thức thi cạnh tranh theo hướng kiểm tra về kiến thức, kĩ năng, trình độ giới thiệu bảo vệ đề án của người ứng cử vào vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng. Nếu vào cương vị đó thì họ sẽ triển khai công tác quản lý lãnh đạo thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Ứng viên sẽ được “thi” về kĩ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý, kĩ năng quy tụ mọi người, khả năng triển khai thực hiện công việc để đảm bảo hoàn thành tốt...

Rồi kể cả về kỹ năng lắng nghe ý kiến của mọi người với công việc hoạt động đó cũng là phẩm chất mà lãnh đạo phải có.

Bởi vì người lãnh đạo ngoài có tài năng thì phải có phẩm chất đạo đức, phải là tấm gương cho đơn vị noi theo biết tập hợp đoàn kết quy tụ anh em mới trên dưới một lòng mới hoàn thành tốt nhiệm vụ...

Qua quá trình khảo sát đánh giá lắng nghe ý kiến bộ ngành địa phương, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để tiếp tục đặt ra các yêu cầu trong thi tuyển sao cho phù hợp chủ trương của Đảng về công tác cán bộ hiện nay.

Ông có tin rằng một khi đề án này được thực thi, sẽ bước đầu khắc phục được tư duy “sống lâu lên lão làng”?

Đây là một trong những yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước là phải nâng cao năng lực lãnh đạo của lãnh đạo quản lý đứng đầu các vụ, phòng và cũng là yêu cầu của nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước đến 2020.

Đổi mới công tác lãnh đạo suy cho cùng là để lựa chọn được lãnh đạo quản lý có đức, có tài để bổ nhiệm, cũng chính là để khắc phục tình trạng “sống lâu lên lão làng”.

Làm sao phải xây dựng quy trình thủ tục phương pháp tuyển chọn lãnh đạo cấp vụ, phòng đảm bảo công khai minh bạch thu hút, lựa chọn trọng dụng những người xứng đáng để bổ nhiệm vào những chức vụ lãnh đạo quản lý. Việc thực hiện đề án này cũng là việc để chúng ta đang từng bước đổi mới trong thực hiện chính sách nhân tài, thu hút được những người có tài năng và bỏ kiểu tư duy như vậy trong công tác cán bộ.

Hiện, một số địa phương như Đà Nẵng đã thực hiện việc thi tuyển chức danh lãnh đạo. Từ năm 2006 đến nay, Đà Nẵng đã triển khai thí điểm thi tuyển cạnh tranh chức danh lãnh đạo trong các cơ quan hành chính và đã có 53 vị trí, chức danh lãnh đạo được bổ nhiệm thông qua hình thức này. Ông có đánh giá gì?

Theo tôi, khi đã được Đảng, chính quyền, người dân ủng hộ thì qua thi tuyển đã tuyển dụng được cán bộ quản lý xứng đáng có thể đảm đương công việc được ngay. Công việc này không những đem lại chất lượng cao hơn cho đội ngũ cán bộ công chức mà còn đem lại hiệu quả tốt cho kinh tế chính trị của địa phương.

(Theo Vneconomy)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Cứu doanh nghiệp: “Miễn giảm thuế không có tác dụng”
  • TS. Phạm Đỗ Chí: Làm sao ra khỏi vòng xoáy trì lạm?
  • Doanh nghiệp nhà nước: “Hư không sợ bị đòn!”
  • Cà phê cuối tuần: Trăm sự vì thiếu luật
  • Xây dựng hệ thống chợ - TTTM: Xã hội hóa đầu tư
  • Lạm dụng lao động nước ngoài: “Không phòng ngừa, tác động sẽ xấu hơn”
  • “Đúng ra phải thu phí từ 10 năm trước!”
  • Cà phê cuối tuần: Hạ lãi suất tác động đến đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi