Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghị định 71 có hiệu lực: Thị trường BĐS sẽ an toàn, minh bạch hơn?

Ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản, khẳng định: "Chắc chắn Nghị định 71 sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước"

Ngày 8/8/2010, Nghị định 71/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 90/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở đã chính thức có hiệu lực. Nhiều ý kiến cho rằng, Nghị định 71 có nhiều điểm mới, cụ thể và sẽ làm minh bạch thị trường BĐS.

PV đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Xuân Thiện – Phó Cục trưởng Cục quản lý nhà và Thị trường bất động sản để làm rõ vấn đề này.

- Thưa ông! Một trong những điểm mới của Nghị định 71 quy định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vậy, việc rộng đường cho kiều bào và tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ có tác động như thế nào đến thị trường BĐS? Liệu có một làn sóng mua nhà, căn hộ hoặc đất đai không?

Nghị định 71 dựa trên cơ sở quy định của Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/06/2009 về sửa đổi, bổ sung điều 126 của Luật nhà ở, điều 121 của Luật đất đai và quy định của Nghị Quyết số 19/2008/QHH12 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Với những nội dung như Nghị định 71 quy định sẽ tạo thuận lợi tối đa cho kiều bào và tổ chức, cá nhân nước ngoài có nguyện vọng và nhu cầu được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Như vậy nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể, góp phần kích thích thị trường BĐS phát triển.

Tuy nhiên đối với kiều bào và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào nhà ở chủ yếu là có nhu cầu sử dụng thực sự mà chủ yếu ở phân khúc thị trường nhà ở giá cao. Do vậy ít có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng hiện tại của người dân trong nước. Việc đầu tư của kiều bào và tổ chức, cá nhân nước ngoài sẽ có tác động tích cực đến thị trường BĐS làm thị trường BĐS bình ổn và minh bạch hơn.

- Nghị định 71 quy định nhà ở riêng lẻ ở đô thị mà tổng diện tích sàn xây dựng từ 250 m2 trở lên hoặc có chiều cao từ 3 tầng trở lên (kể cả tầng hầm) thì hộ gia đình, cá nhân phải thuê nhà thầu đủ năng lực để thi công. Quy định như vậy liệu có “làm khó” cho người dân và tính khả thi đến đâu?

Đúng ra trách nhiệm của các hộ gia đình, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà ở cho mình phải tự quan tâm đến việc lựa chọn nhà thầu thiết kế và nhà thầu thi công để đảm bảo tốt nhất về kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan đô thị, về công năng sử dụng, về chất lượng công trình nhà ở, đảm bảo an toàn về người và tài sản trong quá trình thi công xây dựng.

Tuy nhiên, trong thời gian qua có không ít các hộ gia đình, cá nhân khi đầu tư xây dựng nhà ở cho mình đã không quan tâm đến việc lựa chọn nhà thầu thiết kế và nhà thầu thi công dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi đầu tư, đặc biệt là không đảm bảo an toàn, không đáp ứng được yêu cầu chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như khi đưa công trình vào sử dụng, gây thiệt hại lớn cho hộ gia đình, cá nhân.

Do vậy các quy định tại điều 42, Nghị định 71/2010/NĐ/CP là cần thiết và hoàn toàn không “làm khó” cho người dân. Quy định đảm bảo quyền lợi chính đáng của chính người dân khi bỏ ra khoản tiền rất lớn để đầu tư nhà ở cho mình, đảm bảo an toàn cho các hộ gia đình xung quanh và góp phần vào cảnh quan đô thị. Chắc chắn quy định này sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân và các cơ quan quản lý nhà nước.

 Nghị định 71 với các điều khoản chi tiết, cụ thể với nhiều điểm mới đã bao quát được khá đầy đủ các vấn đề về nhà ở và thị trường kinh doanh BĐS đang là vấn đề rất nóng hiện nay

- Trong thời gian qua, nhiều chủ đầu tư đã sử dụng hình thức vay vốn, huy động vốn trước thời điểm được phép vì họ cho rằng không trái với luật dân sự dẫn đến việc huy động vốn tràn lan trên thị trường. Liệu Nghị định 71 có khắc phục được tình trạng trên hay không?

Điều mà rất nhiều doanh nghiệp, nhiều nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng, đông đảo người dân quan tâm là vấn đề huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà do nhu cầu vốn của chủ đầu tư trong quá trình đầu tư là rất lớn và nhu cầu được góp vốn để được phân chia lợi nhuận và được phân chia sản phẩm là nhà ở hình thành trong tương lai của người dân cũng là rất lớn.

Các quy định tại Điều 9 của Nghị định 71/2010/NĐ/CP về huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở đã giải quyết cơ bản được quan hệ vay vốn; quan hệ góp vốn; quan hệ mua bán nhà ở hình thành trong tương lai; quy định rõ quyền, trách nhiệm của mỗi bên khi huy động vốn, khi góp vốn tham gia vào thị trường BĐS là nhà ở; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát việc tuân thủ việc huy động vốn, hướng các doanh nghiệp huy động vốn thuận lợi, đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là sẽ cơ bản tránh được rủi ro chủ đầu tư, cho khách hàng tại các dự án đầu tư BĐS và từ đó thị trường BĐS chắc chắn sẽ an toàn hơn, trở nên minh bạch hơn. Nguồn vốn đầu tư vào thị trường BĐS chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể, tạo nên kênh đầu tư hấp dẫn, ổn định và an toàn.

Với các quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ/CP chỉ có các nhà đầu tư có đủ năng lực mới có thể tham gia thực hiện đầu tư dự án xây dựng các khu đô thị, các khu nhà ở thu hút được sự quan tâm của khách hàng, tạo được lòng tin của khách hàng.

- Có ý kiến lạc quan cho rằng Nghị định 71 ra đời sẽ thanh lọc và làm minh bạch thị trường BĐS. Liệu thị trường có được cải thiện sau khi nghị định có hiệu lực không thưa ông?

Nghị định bao gồm nhiều quy định đi sát vào thực tế cùng những chính sách cởi mở, tạo điều kiện thông thoáng, giảm thiểu các thủ tục hành chính thì chắc chắn trong thời gian tới hoạt động kinh doanh BĐS sẽ có được diện mạo mới, minh bạch hơn cho các đối tượng tham gia thị trường BĐS, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả nhà đầu tư, cả doanh nghiệp dịch vụ kinh doanh BĐS và người mua nhà, đặc biệt là việc tác động vào ý thức người dân, thay đổi dần phương thức giao dịch cũ khi tham gia thị trường BĐS, đem lại nhiều lợi ích cho người dân khi tiếp cận hàng hoá BĐS nhất là nhà ở.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình
  • “Giá thép không thể không tăng”
  • Cựu Bộ trưởng Trương Đình Tuyển: Khuyết điểm của VN là để mô hình phát triển theo chiều rộng quá lâu
  • Giải pháp ổn định thị trường phát huy tác dụng: CPI TPHCM giảm
  • Đánh giá thị trường lao động: “Con số thất nghiệp là đủ!”
  • Nhiều thách thức tăng trưởng kinh tế
  • Mười năm “chứng, cổ”: Chuyện đến bây giờ mới kể
  • Ưu tiên kích cầu thị trường xi-măng nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi