Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập đại diện giới sử dụng lao động : Nâng cao môi trường đầu tư

Ngay sau Hưng Yên, Hải Dương là địa phương thứ 2 trên cả nước thành lập Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động tỉnh. Điều này khẳng định quyết tâm của chính quyền cũng như DN trong việc nâng cao môi trường lao động, tăng khả năng cạnh tranh của DN và địa phương. Trao đổi cùng bà Nguyễn Thị Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương xung quanh vấn đề này.

Theo bà Minh, với 17 KCN và 30 cụm công nghiệp với diện tích lấp đầy khoảng 60%. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 200 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.516 triệu USD (ngoài KCN là 101 dự án với số vốn 859,9 triệu USD, trong KCN là 99 dự án với số vốn trên 1.656 triệu USD). Có 136 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút trên 80.000 lao động trực tiếp tại các DN cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.

- Là một trong những tỉnh đi tiên phong trong việc thành lập Đại điện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động, phải chăng Hải Dương đã có kinh nghiệm và ý thức về mô hình ba bên đang được cộng đồng DN quan tâm ?

Người ta vẫn nói rằng giới sử dụng lao động và người lao động cùng trên một con thuyền. Nhưng tôi cho rằng các cấp chính quyền cũng cùng trên con thuyền ấy, đóng góp những tay chèo cho con thuyền đên đích vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, hài hòa. Chúng tôi được biết rằng nhiều nhà đầu tư nói không sợ lạm phát hay suy giảm kinh tế mà điều đáng sợ là đình công bất hợp phát. Chính vì vậy, Hải Dương với một lực lượng các nhà đầu tư khá đông đảo nên phải chú trọng đặc biệt đến vấn đề này. Mặt khác, chúng tôi cũng xác định đây cũng chính là giải pháp cần thiết để nâng cao môi trường đầu tư của Hải Dương. Thực tế dù cho khủng hoảng kinh tế khiến DN vất vả nhưng ở Hải Dương không có một nhà đầu tư nào ra đi. Họ vẫn trụ vững và phát triển bởi thực sự môi trường đầu tư của tỉnh thu hút và giữ chân được các nhà đầu tư.

- Đã thành lập được Đại diện giới sử dụng lao động và Hội đồng người sử dụng lao động nhưng cần thiết hơn nữa là sự hoạt động hiệu quả của tổ chức này và sự hỗ trợ từ phía chính quyền ?

Chúng tôi xác định một chính quyền phục vụ DN, sát cách cùng DN vì mục đích chung. Tỉnh thực sự đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết giữa cơ quan quản lý nhà nước và DN. Một năm lãnh đạo chính quuyền tổ chức gặp gỡ đối thoại với DN hai lần. Nhưng bất cứ khi nào có công việc cần thiết DN đều có thể trao đổi hoặc gặp gỡ với lãnh đạo các cấp chính quyền.

Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số 22 và Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 1129 về việc triển khai những giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, tiến bộ tại Việt Nam. Nghị quyết Bộ Chính trị về Doanh nhân sắp tới công bố tới đây cũng đã xác định tập trung đào tạo nhân lực, quan hệ lao động và văn hoá DN... Bộ Lao động sửa đổi cũng có phương án đề nghị có chương riêng về đại diện cho người sử dụng lao động bên cạnh các chương về công đoàn...

Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp các ban ngành, đoàn thể, hiệp hội hỗ trợ các đối tác trong DN tăng cường hợp tác, đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể, cung cấp cho DN các quy định hiện hành liên quan đến chính sách lao động và quan hệ lao động; các thông tin liên quan đến DN và chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý nhân sự và quan hệ trong cộng đồng DN. Bên cạnh đó tổ chức tuyên truyền, vận động người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật lao động, nâng cao trách nhiệm xã hội, xây dựng quan hệ lao động hài hoà bền vững trong DN.

- Thưa bà, thực tế hiện nay, các nhà đầu tư còn lo lắng nhiều về chất lượng nguồn nhân lực, những nơi phát triển các KCN đang lâm vào tình trạng thiếu lao động về cả chất và lượng. Đối với Hải Dương thì sao ?

Đó cũng là khó khăn chung của các DN, nhất là trong các KCN công nghệ cao. Mặc dù Hải Dương là địa phương có tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng vào top 5 trên cả nước, tỷ lệ học sinh tham dự các cuộc thi quốc gia và quốc tế lớn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực là công nhân tay nghề, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong các KCN, CCN còn hạn chế. Địa phương cũng đang rơi vào tình trạng  “thừa thầy, thiếu thợ” trong khi các cơ sở đào tạo nghề còn chưa bắt kịp.

- Điều này dễ gây nên tình trạng các DN giành giật nhân lực của nhau. Chính quyền hỗ trợ thế nào cho DN về vấn đề này ?

Trước đây, tình trạng này cũng có xảy ra. Thể hiện qua các vụ lãn công tự phát của công nhân một số DN, chủ yếu là may mặc. Nguyên nhân chính dẫn đến những vụ lãn công này chủ yếu do mức lương chưa thoả đáng so với các DN khác trên cùng lĩnh vực. Khi xảy ra vụ việc, các DN đều tìm đến tỉnh để nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là không dùng mệnh lệnh hành chính để can thiệp vào mối quan hệ giữa các DN và trong bản thân DN. Tuy nhiên, chúng tôi luôn nhanh chóng cùng với đại diện chủ sử dụng lao động và người lao động tìm ra nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ phù hợp. Qua những cuộc lãn công như vậy, ngoài việc giải thích cho các bên về việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, chúng tôi cũng đưa ra khuyến cáo chính các chủ DN cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh từ mức lương đến các chế độ phúc lợi khác, tạo môi trường sản xuất và sinh hoạt thuận lợi và yên tâm cho người lao động để họ gắn bó với DN.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ sớm thành lập Uỷ ban quan hệ lao động ba bên theo Thông báo số 1282/TB/TU ngày 10/2/2010.

- Xin cảm ơn bà!

(Theo Phương Thảo // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tín nhiệm thấp do “kinh tế khó khăn”
  • Nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh và những kinh nghiệm đối ngoại
  • Nâng chỉ tiêu lạm phát để… cứu doanh nghiệp?
  • “Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ công khai”
  • Hai dự án bauxit-alumin: Nộp ngân sách 400 tỷ đồng/năm?
  • Nhà ở xã hội : Xây dựng nhiều, chưa ở bao nhiêu
  • Giải quyết tình trạng thiếu điện: Chỉ có cách tăng giá?
  • Không lo thiếu nguồn cung gạo
  • Đề nghị đối tác làm rõ thông tin sai về cá tra Việt
  • Đề xuất tăng viện phí: "Sẽ tiếp tục điều chỉnh"
  • Tỷ giá tăng không tác động lớn tới lạm phát
  • Cơ hội từ CSR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
  • Làm sao để đòi nợ Indochina Airlines?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi