Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành gas lý giải việc "làm mưa làm gió'

Giá gas trên thị trường hiện đang tăng đến chóng mặt

Trước lo ngại về hiện trạng giá gas đang làm “mưa làm gió” trên thị trường, ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội gas Việt Nam, đã lên tiếng “gỡ tội” cho các doanh nghiệp.

Ông Thắng cho rằng hiện nay, giá gas ở Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới, mặc dù trong nước sản xuất được 40%. Tuy nhiên, giá gas chỉ tăng khi thị trường gas thế giới tăng. Giá gas trong nước thời gian vừa qua đua nhau “nhảy múa” là do ảnh hưởng của trận động đất và sóng thần Nhật Bản; bất ổn chính trị ở Trung Đông, đẩy giá dầu mỏ lên cao, dẫn tới giá gas tăng cao. Tháng 4-5 năm nay, giá gas liên tục tăng không phải do thị trường trong nước tự ý tăng giá bán, mà do ảnh hưởng của thị trường toàn cầu.

Nhưng theo quy luật cung - cầu của thị trường, vào thời điểm mùa hè, khoảng tháng 5- 6, nhu cầu gas thường giảm, dẫn tới giá bán giảm theo. Tháng 6 – 7 tới, nếu không có biến động lớn, thì giá gas trong nước sẽ ổn định.

Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường, Hiệp hội gas yêu cầu Hội viên liên kết với nhau, hợp nhau lại nhập lô hàng lớn, để khi nào thị trường trong nước có “trục trặc” thì không bị thiếu hàng, sốt giá, nên sắp tới, hiệp hội sẽ có nguồn lớn để dự trữ trên thị trường.

Còn giá gas trên thị trường hiện nay chênh lệch từ 1.000 - 4.000 đồng một bình là điều hoàn toàn bình thường. Việc giá không thống nhất giữa các hãng với nhau, là do mỗi hãng có chính sách kinh doanh, dịch vụ chất lượng khác nhau. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn. Chỉ khi giá tăng cao quá mức, ví dụ: Giá vốn là 300.000 đồng một bình, nhưng một hãng nào đó lại bán dưới mức giá này là cạnh tranh không lành mạnh. Hoặc giá bán trên thị trường khoảng 300.000 đồng, nhưng doanh nghiệp bán 400.000 đồng, theo Luật cạnh tranh phải xem xét. Ông Thắng cho rằng, nên để người dân tự phân biệt và chọn lựa nhà cung cấp ga cho mình theo sự điều tiết của thị trường. Hiệp hội gas quản lý giá theo Nghị định 107 của Chính phủ. Giá gas hàng tháng doanh nghiệp phải báo cáo với Sở công thương các tỉnh, từ đó làm cơ sở để Hiệp hội điều chỉnh giá bán. Hiệp hội chỉ xem xét, can thiệp với trường hợp nào bán dưới giá vốn, hoặc bán giá quá cao, gây bất ổn đến thị trường.

(Theo ĐV) 

  • Sữa, xăng dầu,... phải báo cáo giá bán lẻ theo tuần
  • Bệnh viện càng lớn dùng thuốc ngoại càng nhiều
  • Sắp có chính sách giảm gánh nặng chi tiêu cho công nhân
  • Chưa thể có “giá thị trường” với điện, xăng dầu
  • Bước trưởng thành của ngành dầu khí Việt Nam
  • Tổng kết dự án trồng mới 5 triệu hécta rừng: Đầu tư lớn, hiệu quả thấp
  • Điện nhập từ Trung Quốc tăng 100 triệu kWh/tháng
  • Triển khai các biện pháp không để sốt giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi