Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công điện của Thủ tướng: Cấp bách chống cháy rừng ở 23 địa phương

Do nắng hạn kéo dài, nguy cơ cháy rừng tăng lên rất nhanh trong những ngày qua. Hiện 19 tỉnh đang có khu vực rừng cảnh báo cháy ở cấp V (cực kỳ nguy hiểm), 23 tỉnh có khu vực rừng cảnh báo cháy ở cấp IV (cấp nguy hiểm). Tính đến trưa nay 5/3, có khoảng 136 điểm cháy rừng ở 7 tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Lào Cai, Yên Bái và Hà Giang.

Bổ sung lực lượng chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Sùa (Sơn La)

Tiếp theo 2 chỉ thị ngày 12/1 và ngày 1/3 và cuộc họp khẩn trưa nay về công tác phòng chống cháy rừng các địa phương, chiều 5/3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Công điện 396/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rừng.

Không để cháy lan đến rừng già, khu bảo tồn thiên nhiên

Công điện của Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Chỉ đạo Trung ương về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCC rừng (BCĐ Trung ương) khẩn trương tổ chức đoàn công tác, phối hợp với UBND các tỉnh trọng điểm đang xảy ra cháy rừng để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác PCCR.

Phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo cụ thể tại các địa phương trọng điểm về rừng, đặc biệt là các nơi có nguy cơ cháy rừng cao. Bên cạnh đó, chỉ đạo tổ chức các lực lượng cảnh giới thường trực dập tắt các điểm cháy, không để cháy lan rộng đến các vùng rừng già, các khu bảo tồn thiên nhiên.

Theo Văn phòng Ban chỉ đạo TW về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và PCCR, tính đến trưa nay 5/3, qua ảnh vệ tinh  cho thấy hiện đang có khoảng 136 điểm cháy rừng ở 7 tỉnh: Sơn La 30 điểm, Lai Châu 20 điểm, Điện Biên 6 điểm, Thanh Hóa 6 điểm, Lào Cai 6 điểm, Yên Bái 6 điểm và Hà Giang 6 điểm.

Điểm cháy đã xảy ra 3 ngày tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Sùa (Phù Yên - Sơn La) đang bùng phát trở lại. Đây là khu vực địa hình rất khó khăn, để tiếp cận các lực lượng quân đội phải hành quân bộ hơn 8 tiếng trong khi lực lượng đang chữa cháy đã thấm mệt, cần thay thế. Còn tại Yên Bái, nhiều điểm cháy kéo dài trên 2 ngày vừa được dập tắt thì lại đang xuất hiện các điểm cháy mới lân cận.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Quốc phòng có phương án bổ sung lực lượng thuộc Quân khu II để hỗ trợ tỉnh Sơn La tham gia chữa cháy rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên này và khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Sơn La và Yên Bái.

Ban Chỉ đạo Trung ương phối hợp với Bộ Quốc phòng có phương án cứu thương, cứu nạn, hỗ trợ tiếp ứng hậu cần và đảm bảo thông tin cho các lực lượng PCCC rừng tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu và những tỉnh có điểm cháy rừng với quy mô lớn.

Nâng cao ý thức người dân, không đốt nương rẫy trong thời gian khô hanh

UBND các tỉnh đang có những điểm cháy rừng lớn (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái) phân công cụ thể các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp đến các điểm cháy rừng để chỉ đạo việc chữa cháy rừng.

Đồng thời, chỉ đạo UBND các cấp (nơi có rừng) tổ chức lực lượng thường trực, tuần tra bảo vệ rừng, tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức PCCC rừng, không đốt nương rẫy trong thời gian khô hanh là nguyên nhân chủ yếu xảy ra cháy rừng.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Tập đoàn Bưu chính viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc cho việc chỉ đạo điều hành thực hiện việc PCCC rừng tại các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lào Cai.

(Theo Phương Mai // Tin Chính phủ)

  • Phát triển dịch vụ giai đoạn 2010-2015: Phấn đấu giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ bình quân từ 14-15%/năm
  • Đẩy mạnh công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
  • Bảo đảm khả năng kiểm soát và giữ ổn định kinh tế vĩ mô
  • Chính phủ chỉ đạo rốt ráo kiểm soát lạm phát
  • Click chuột để đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Sắp có thêm hãng hàng không VietAir
  • Sẽ thành lập Học viện Phụ nữ Việt Nam
  • Lạm phát trong tầm kiểm soát
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi