Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hơn 280 nghìn người hưởng lương “nhà nước” năm tới

Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2013 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài là 281.714 biên chế

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt biên chế công chức của các cơ quan hành chính nhà nước và các hiệp hội năm 2013.

Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước năm 2013 của các cơ quan, tổ chức hành chính và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và công chức cấp xã) là 281.714 biên chế.

Trong đó, 111.687 biên chế thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ quan của hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, cấp huyện có 161.950 biên chế. Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm 1.077 biên chế.

Ngoài ra, có 7.000 biên chế công chức dự phòng, trong đó bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập có 3.000 biên chế và 4.000 biên chế thuộc cơ quan của hội đồng nhân dân, UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước là 674 biên chế.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm giao biên chế công chức đối với từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong tổng biên chế công chức năm 2013.

Đồng thời, Bộ Nội vụ cũng phải giao biên chế đối với từng hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước trong tổng biên chế năm 2013 như quy định trên.

(Theo vneconomy)

  • Thủ tướng ra chỉ thị về nâng cao hiệu quả đầu tư
  • Chính phủ sẽ giảm lãi suất và giảm thuế
  • Bị công chức 'hành', Doanh nghiệp khổ vì phí 'lót tay'
  • Hàng loạt dự án tại Hà Nội “dính” sai phạm về đất đai
  • Ôtô, xe máy và chuyện chính chủ, phụ chủ
  • Nợ xấu: từ nhận thức đến hành động
  • Tập đoàn: Ai ở, ai đi?
  • Thuế thu nhập cá nhân: Vẫn băn khoăn giảm trừ gia cảnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi