Cương lĩnh năm 1991 là định hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Việc bổ sung phát triển Cương lĩnh năm 1991 cần bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.
Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành T.Ư khóa X khai mạc ngày 22/3 tại Hà Nội đã thảo luận các dự thảo văn kiện trình Đại hội XI của Đảng, trong đó có Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011). - Ảnh: VNA |
Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng Tiểu ban Thường trực Tiểu ban Cương lĩnh và Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ XI của Đảng vừa có bài viết quan trọng với nhan đề “Những định hướng bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991”.
Nêu lại quá trình chuẩn bị cho việc tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội VII của Đảng (năm 1991) thông qua, bài viết khẳng định Cương lĩnh năm 1991 có giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước ta trong suốt hai thập kỷ qua.
Tuy nhiên, từ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đời đến nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc. Nhiều vấn đề mới nảy sinh từng bước được Đảng ta nhận thức và giải quyết có hiệu quả; nhiều vấn đề liên quan đến Cương lĩnh đã có nhận thức mới, sâu sắc hơn; quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng rõ hơn; đồng thời cũng có thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp.
Về tư tưởng chỉ đạo định hướng việc tổng kết, bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, Trung ương khẳng định, Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, mang tầm định hướng chiến lược về con đường phát triển của đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị, định hướng cho mọi hoạt động của chúng ta hiện nay cũng như trong những thập kỷ tới.
Việc tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh cần bám sát tư tưởng chỉ đạo của Đại hội X, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị. Quán triệt tinh thần và phương pháp khoa học, biện chứng, toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển. Phát huy tự do tư tưởng, thẳng thắn và mạnh dạn nêu những suy nghĩ mới có căn cứ và lắng nghe các ý kiến khác nhau trong nghiên cứu, thảo luận. Tạo điều kiện để các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia đóng góp ý kiến, bảo đảm vừa giữ vững nguyên tắc, vừa phát huy tốt dân chủ để tạo sự nhất trí, đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân.
Việc bổ sung, phát triển cần theo tinh thần tiếp tục đổi mới trên cơ sở những quan điểm, tư tưởng, định hướng cơ bản của Cương lĩnh năm 1991; bám sát thực tiễn của đất nước và thời đại; phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.
Bài viết đã trình bày những định hướng bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 với 12 vấn đề: Về tên gọi và kết cấu của Cương lĩnh; Về quá trình cách mạng Việt Nam và những bài học lớn; Về phân tích, dự báo tình hình thế giới; Về đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ và mục tiêu phấn đấu trong những thập kỷ tới; Về những phương hướng cơ bản quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Về phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện chính sách xã hội; Về phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường; Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; Về phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; Về Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com