Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển công tác xã hội thành một nghề ở Việt Nam

Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 32/2010/QĐ-TTg.

Công tác xã hội sẽ phát triển thành một nghề của người lao động- Ảnh minh họa

Đề án cũng đặt ra mục tiêu là xây dựng đội ngũ cán bộ ngành công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu chất lượng góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.

2 giai đoạn của Đề án

Đề án được chia thành 2 giai đoạn: 2010-2015 và 2016-2020.

Trong giai đoạn 2010-2015, phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội trong cả nước, phấn đấu đến năm 2015 tăng khoảng 10%. Trong đó, mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 cán bộ, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định.

Trong giai đoạn này, cần tiến hành xây dựng và ban hành mã ngạch, chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội, áp dụng ngạch, bậc lương đối với ngạch viên chức.

Giai đoạn 2016-2020 có nhiệm vụ xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội theo các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và theo nhóm đối tượng. Phát triển đội ngũ cán bộ viên chức ở các cấp, phấn đấu tăng khoảng 50%, hỗ trợ nhân rộng mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Theo Đề án, trong giai đoạn 2010-2020, tổ chức đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho 60.000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Cụ thể, đào tạo, đào tạo lại cho 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quân 3.500 người/năm); Tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 2.500 người/năm).

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 2.347,4 tỷ đồng.

Quyết định phê duyệt Đề án này sẽ có hiệu lực từ ngày 10/5/2010.

Ngành công tác xã hội hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Họ cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.

(Theo Ngọc Hà // Tin Chính phủ // Quyết định 32/2010/QĐ-TTg)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi