Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập trung đầu tư 5 khu kinh tế ven biển từ 2013-2015

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý lựa chọn năm nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015.

Năm nhóm trên gồm nhóm khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam; Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi; khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải, thành phố Hải Phòng; khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa; khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh; khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, địa phương liên quan tiếp tục thực hiện việc hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo Quyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26.10.2009 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng tập trung cho nhóm năm khu kinh tế trên ở mức tối thiểu 65% tổng nguồn hỗ trợ trong kế hoạch hàng năm và ba năm 2013 - 2015.

Việc bố trí vốn cho các công trình, dự án trong khu kinh tế phải tuân thủ các nguyên tắc bố trí vốn Ngân sách Trung ương theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15.10.2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 18.6.2012 về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước ba năm 2013 - 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì và là đầu mối theo dõi quá trình triển khai Đề án "Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013-2015. Dự kiến quý 4.2015, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án này.

Hiện Việt Nam có khoảng 15 khu kinh tế ven biển được thành lập. Mặc dù, quá trình hình thành và phát triển chưa dài nhưng một số khu kinh tế đã thu hút được các dự án công nghiệp nặng, quy mô lớn trong lĩnh vực cơ khí, hóa dầu, nhiệt điện... góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương cũng như đẩy mạnh phát triển kinh tế hướng biển, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia trên biển.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, các khu kinh tế này còn một số bất cập như chất lượng quy hoạch chưa tốt, phát triển quá nhanh về số lượng, đầu tư phát triển còn dàn trải; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý...

Đề án "Rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015" nhằm đề xuất bộ tiêu chí khách quan, khoa học để đánh giá lựa chọn trong 15 khu kinh tế ven biển đã được thành lập; đề xuất các giải pháp và biện pháp tổ chức thực hiện để tập trung nguồn lực cũng như cơ chế chính sách phát triển các khu kinh tế được lựa chọn, làm tiền đề và động lực thúc đẩy các khu kinh tế còn lại phát triển trong giai đoạn sau.
 
Theo SGTT

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi