Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thành lập Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020".

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân được giao nhiệm vụ làm Trưởng Ban. Phó Trưởng ban thường trực là Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ban Chỉ đạo còn có 2 Phó Trưởng ban khác và 6 ủy viên.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, cơ chế, chính sách và các giải pháp thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch và các hoạt động của Đề án này,...

Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban thường trực sử dụng con dấu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Trước đó, ngày 27/11/2009, Thủ tướng đã ký Quyếtđịnh 1956/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Mục tiêu cơ bản của Đề án là bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã.

Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ ngân sách nhà nước dự kiến là 25.980 tỷ đồng, gồm kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 24.694 tỷ đồng; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 1.286 tỷ đồng.

(Nguồn: Quyết định 962/QĐ-TTg)

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi