Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong năm 2010

Theo Công văn số 2600/TTg-KTTH, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong năm 2010.

Theo đó, yêu cầu cơ bản là phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án xuất khẩu cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng theo từng tháng, quý. Phấn đấu đạt chỉ tiêu xuất khẩu mà Quốc hội đã giao và kiểm soát để tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 tối đa không vượt quá 20%.Thúc đẩy xuất khẩu biên mậu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại là những biện pháp cụ thể được Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện. Thủ tướng lưu ý tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cơ chế chính sách tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm chất lượng cao, tổ chức các kênh phân phối các mặt hàng thiết yếu.Đầu quý I/2010, Bộ Công Thương phải trình Thủ tướng Chính phủ chính sách phát triển xuất khẩu cho năm 2010; Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào quý II/2010.

Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo ngành hải quan thực hiện cải cách thủ tục để rút ngắn thời gian thông quan và thời gian quyết toán thuế, nhất là đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất và gia công hàng hóa.Trong năm 2010, sẽ triển khai Đề án thí điểm "Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu", do vậy Bộ Tài chính phải sớm hoàn thành Đề án này trong quý I/2010.Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đồng thời có biện pháp điều tiết việc cho vay nhập khẩu các lại mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm không thiết yếu.

Từ quý I/2010, Bộ Công Thương tiến hành quy định áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan hoặc giấy phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu các nhóm hàng gây hại cho người, môi trường và nguy cơ lây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, quy trình thông quan đối với các nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu nhất là hàng nông, thủy sản, thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh...

Một nhiệm vụ quan trọng khác đã được Thủ tướng nhấn mạnh là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định các nguyên tắc giám sát và chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư chiều sâu tăng sản lượng và chất lượng xuất khẩu, hạn chế đàu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất./.

(Vinanet)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi