Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Toàn bộ Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia

Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân: toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia của cả nước.

Ba Đình vẫn sẽ là Trung tâm chính trị của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam

Ngày 15/6, trước phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã trình bày báo cáo bổ sung một số nội dung về quy hoạch này.

Trước các ý kiến cho rằng, “Trung tâm Hành chính quốc gia chuyển lên Ba Vì”, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân nêu rõ, phải hiểu rằng toàn bộ Thủ đô Hà Nội (theo ranh giới hành chính) là trung tâm chính trị-hành chính quốc gia của cả nước.

Do vậy, không có khái niệm Trung tâm Hành chính quốc gia cho một địa điểm hoặc một khu vực nào đó trong Thủ đô và càng không thể có chuyện “dời đô” như một số ý kiến còn băn khoăn đặt câu hỏi.

Thủ đô Hà Nội của chúng ta - từ thực trạng và những nguyên nhân lịch sử - có “Trung tâm chính trị Ba Đình”, nơi có trụ sở các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước. Chắc chắn và mãi mãi Ba Đình vẫn sẽ là “Trung tâm chính trị” của đất nước và trong tâm thức của mỗi người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên, tại khu vực Ba Đình không có điều kiện để xây dựng tập trung tất cả trụ sở của các cơ quan đầu não của bộ máy hành chính quốc gia, và trên thực tế đã bố trí phân tán ở nhiều khu vực khác nhau trong thành phố Hà Nội.

Hiện nay, một số bộ, ngành thuộc Chính phủ đang xây dựng trụ sở tại khu vực Mễ Trì-Mỹ Đình.

Chính phủ đã chỉ đạo tiếp tục quy hoạch chọn địa điểm để đưa một số bộ, ngành nữa ra ngoài khu vực nội đô.

Qua các lần báo cáo Thường trực Chính phủ, Liên danh tư vấn đã đề xuất nhiều vị trí khác nhau, xem xét ở nhiều góc độ... thì Ba Vì hoàn toàn đáp ứng được các điều kiện để quy hoạch là nơi làm việc của các cơ quan hành chính trong tương lai.

Ba Vì trong ý tưởng Quy hoạch chung lần này chỉ là nơi dự trữ xây dựng một số cơ quan của Chính phủ theo tầm nhìn đến năm 2050. Trụ sở các bộ, ngành ở Mỹ Đình không nhất thiết sau này cũng phải chuyển đi nếu không có nhu cầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân khẳng định.

Tại hội trường, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân cũng đã làm rõ một số vấn đề lớn liên quan đến quy trình tổ chức lập quy hoạch chung, dự báo phát triển của Thủ đô Hà Nội, những vấn đề liên quan đến quy hoạch giao thông, bảo tồn di sản, vấn đề phòng, chống bão lụt… của Thủ đô.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân khẳng định, trong quá trình thực hiện quy hoạch, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành và UBND TP Hà Nội nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để khai thác tối đa các nguồn lực, trước hết cho việc xây dựng hạ tầng khung đô thị.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ chỉ đạo UBND TP Hà Nội phối hợp với các bộ, ngành lập Quy chế quản lý kiến trúc, quy hoạch đô thị sau khi hoàn thiện Quy hoạch chung, các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị để đảm bảo thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra.

(Theo Nguyễn Hoàng // Tin Chính phủ)

  • Chỉ đạo của Thủ tướng về một số dự án giao thông
  • Chính phủ ưu đãi hỗ trợ dự án Tổ hợp hóa dầu miền Nam
  • Lập phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất
  • Phó Thủ tướng Thường trực giải trình bổ sung 6 vấn đề lớn
  • Chính phủ họp phiên thường kỳ: Gỡ khó cho sản xuất
  • Ngăn chặn tận gốc nạn than lậu
  • Báo cáo 10 năm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước
  • Tạm chưa xét mở rộng xây hạ tầng mạng truyền hình kỹ thuật số
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi