Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ăn theo đại lễ, hàng hóa đua nhau tăng giá

Trong ngày đầu tiên Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội (1.10), hầu hết các mặt hàng, giá cả đều tăng, các dịch vụ ăn theo Đại lễ cũng được dịp tung hoành.

Thực phẩm “ào ào” nhảy giá


Không khí Đại lễ tràn ngập phố phường. Ảnh: Mai Kỳ

Xách làn đi ra lại đi vào, chị Hương Ngọc (Xuân La) cho biết, hơn một tuần nay chị không đi chợ nên ngỡ ngàng trước các loại rau, đồ khô và thực phẩm tươi bất ngờ tăng giá nhanh như vậy.

Khảo sát tại các chợ Thành Công, Nhân Chính, Ngọc Hà... hầu hết các mặt hàng đều tăng giá ít nhất là 1.000 đồng. Gạo tám thái từ 16.000-18.000 đồng/kg, tôm từ 85.000 – 110.000 đồng/kg, rau muống từ 2.500-4.000 đồng/mớ.Thậm chí các mặt hàng khô như dầu ăn Simply từ 30.000 -36.000 đồng/chai, giá thịt bò, heo, gà đều tăng lên 5.000-10.000 đồng/kg, trong đó mọt số hải sản tăng tới 20.000-30.000 đồng/kg. Với 20.000 đồng trong tay các bà nội chợ chỉ có thể mua một mớ rau muống với vài cọng hành, rau thơm.

Tại các chợ xa trung tâm như chợ Xuân La, chợ Bưởi, chợ Nghĩa Tân… giá các mặt hàng cũng không rẻ hơn. Giá chanh từ 18.000 đồng đã lên tới 25.000 đồng/kg, thậm chí các hàng bánh kẹo, đồ hộp, mỹ phẩm cũng tăng từ 3-10%.

Chị Ngọc Thoa (Thái Thịnh, Hà Nội) cho hay, chị vào siêu thị mùa hàng bình ổn giá mà giá vẫn cao hơn so với thị trường, tại các chợ lẻ cũng đua nhau tăng giá.

Theo chị Văn Tươi (bán rau chợ Xuân La) lý giải, khách hàng ai cũng kêu đắt nhưng không phải chị tự tăng giá, mà tính thêm tiền trung chuyển. Bởi nhiều tuyến phố cấm đường, thay vì ô tô chuyển hàng thì phải vận chuyển bằng xe máy, nên hàng hóa vào nội thành ít, không có hàng để mà bán.

Mặc dù trước Đại lễ, các siêu thị lớn như Fivimart, Intimex, Big C Thăng Long, Co.op Mart đều cho rằng đã chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, đảm bảo không thiếu hàng. Tuy nhiên, tối 30.9, tuy không phải cuối tuần nhưng tại các siêu thị Fivimart (Hoàng Hoa Thám), Intimex (Lê Thái Tổ) các mặt hàng rau củ quả còn nhiều bởi người dân chen nhau đi mua dự trữ vì lo Đại lễ tắc đường, tăng giá.

Ngay tại cửa hàng Hapro của công ty thương mại Hà Nội, giá một lon Coca Cola là 15.000đồng, đắt gấp đôi các cửa hàng cạnh đó lẫn ngày thường, với giá.

Dịch vụ tha hồ hét giá

Những cửa hàng, quán cà phê có “view” đẹp cũng đã chào giá vé vào cửa xem pháo hoa tối nay 1.10 với giá cao ngất.


Một tiểu cảnh nhỏ trong khu vực Hồ Gươm được các bạn trẻ tìm đến ghi lại những tấm hình kỷ niệm. Ảnh: Mai Kỳ

Các dịch vụ ăn theo lễ hội pháo hoa đã sẵn sàng. Nhiều băng rôn quảng cáo giá dịch vụ cho lễ hội pháo hoa tối nay đã được giăng lên xung quanh các phố Hồ Gươm.

Tại nhà hàng Thái (số 1 Hàng Gai), vé ngồi tầng 2, 3 đã là 150.000đ/người. Quán cà phê Avalon có mặt sau nhìn ra phố Đinh Tiên Hoàng, vé một suất ăn nhẹ tại tầng 5-6 lên tới 650.000đ.

Ngay từ sáng 1.10, các bãi xe tự phát đã thi nhau mọc lên và tha hồ chặt chém. Trên các con phố Nguyễn Khắc Chân, Trần Nguyên Hãn, giá giữ xe máy trong buổi sáng là 20.000đ. Khi nhiều khách hàng thắc mắc bởi vé gửi xe không có dấu, không ghi tên đơn vị, lỡ mất xe biết hỏi ai thì lập tức bị xua đuổi vì… lắm lời.

Trên phố Đinh Liệt, người dân trong khu phố bức xúc phản ánh, bãi xe không phép của một gia đình chiếm lòng đường, thu 30.000đ/xe, dù được tổ trưởng dân phố báo cho phường nhưng vẫn chưa bị xử lý.

Xung quanh thông tin “phường ép dân mua đèn lồng với giá đắt”, theo tìm hiểu của chúng tôi tại một số phường trung tâm phố cổ, thì không có chuyện ép mua và ép giá.

Chủ quán cà phê Kim (phường Hàng Bạc) cho biết, theo vận động của phường, các gia đình đều mua đèn lồng với giá 130.000đ, có biên lai hẳn hoi.

Ông Doãn Văn Ninh, tổ trưởng tổ 21 phường Hàng Bạc cũng xác nhận, không có chuyện phường ép mua, thậm chí có gia đình khó khăn, phường sẵn sàng cho người xuống mắc đèn lồng và cờ miễn phí. Những hộ đồng ý mua thì giá chung là 130.000đ một chiếc đèn lồng (cả bóng đèn) và một lá cờ giá 65.000đ.

Khai mạc Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội  

8 giờ sáng hôm 1.10, lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được tổ chức trọng thể, mở màn cho chương trình kỷ niệm đặc sắc với nhiều hoạt động quy mô lớn.

Lễ khai mạc gồm hai phần lễ và hội. Trong phần lễ, sau khi dàn trống, cồng chiêng tấu bản nhạc lễ là hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long” và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp lửa thiêng lên Đài lửa tại vườn hoa Lý Thái Tổ.

Tiếp đó lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội làm lễ dâng hương. Sau lễ chào cờ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị có bài phát biểu, tuyên bố chính thức khai mạc 10 ngày Đại lễ.

Sau nghi thức thả chim bồ câu, phần lễ kết thúc là lúc bắt đầu phần hội tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và quảng trường Cách mạng Tháng Tám.

Lễ khai mạc hôm nay mở màn cho hàng loạt hoạt động khác nhau diễn ra trong 10 ngày Đại lễ như trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 và 18 Hoàng Diệu khai mạc ngày 2.10, Triển lãm và Liên hoan thư pháp Thăng Long - Hà Nội tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (khai mạc chiều 4.10), Triển lãm Những tấm lòng với Thăng Long Hà Nội tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị (sáng 6.10)…


Bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam trao bằng chứng nhận cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội.
Ảnh: Dung P.

Cũng trong dịp Đại lễ sẽ tổ chức liên hoan ẩm thực Hà thành tại công viên nước Hồ Tây (tối 6.10), liên hoan nghệ thuật Diều - Hà Nội tại Quảng trường Sân vận động quốc gia Mỹ Đình (sáng 6.10), Liên hoan du lịch quốc tế Thăng Long - Hà Nội tại Thiên đường Bảo Sơn (đêm 2.10)…

“Con đường gốm sứ” cũng được khánh thành trong dịp này (5.10). Đại diện tổ chức Kỷ lục Guinness sẽ có mặt tại buổi lễ khánh thành “Con đường gốm sứ” và trao bằng chứng nhận “Bức tranh gắn gốm lớn nhất thế giới".

Sự kiện quan trọng nhất trong dịp Đại lễ là Lễ mít tinh, diễu binh, diễu hành sẽ diễn ra sáng 10.10 tại Quảng trường Ba Đình. Đây là chương trình mít tinh, diễu binh diễu hành cấp quốc gia quy mô lớn nhất từ trước tới nay với sự tham gia của 31.000 người. Cũng trong ngày cuối của Đại lễ (đêm 10.10), Đêm hội văn hoá nghệ thuật kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

(Theo chinhphu.vn)

 

Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova trao bằng Di sản văn hoá thế giới khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Bà Bokova phát biểu, việc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long được công nhận di sản thế giới là một vinh dự và cũng là cam kết, trách nhiệm mới của Việt Nam. Kể từ hôm nay, Việt Nam có trách nhiệm với nhân loại gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản này.

Dung p.

(Theo Thanh Tuyền – Trung Đức // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi