Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất thường đấu thầu lò đốt rác thải y tế

Một số doanh nghiệp vừa bức xúc cho biết, có những dấu hiệu bất thường trong hồ sơ đấu thầu lò đốt rác thải y tế tại nhiều địa phương, khiến phải mua đắt hàng trăm tỷ đồng.

Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước mất cơ hội cung cấp sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng giá chỉ bằng 1/3 hàng ngoại.
 
Đấu thầu hay chỉ định?

Cuối tháng 4, Sở Y tế Lào Cai tổ chức đấu thầu gói thầu thiết bị lò đốt, thiết bị xử lý nước thải y tế thuộc dự án cải tạo, nâng cấp Bệnh viện đa khoa huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, nhận hồ sơ mời thầu, các doanh nghiệp chỉ biết… khóc khi chủ đầu tư yêu cầu, lò đốt rác thải y tế phải là “model F – 1S của hãng Chuwastar Nhật Bản (hoặc tương đương)”; hệ thống xử lý nước thải y tế phải “theo công nghệ của hãng Chuwastar Nhật Bản (hoặc tương đương)”. Do vậy, Công ty CP tiến bộ quốc tế AIC, doanh nghiệp đang hợp tác kinh doanh với hãng sản xuất lò đốt rác thải y tế Chuwastar, Nhật Bản, đã được độc quyền cung cấp các thiết bị này. 

Ông N.M.H., Giám đốc một công ty sản xuất thiết bị y tế, một trong những doanh nghiệp tham gia đấu thầu, bức xúc: “Việc ghi chính xác model, thông số kỹ thuật các loại lò của Chuwastar trong hồ sơ mời thầu khác nào chỉ định thầu”.

Theo ông Nguyễn Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Khoa học công nghệ & Bảo vệ môi trường, cho biết thêm: “Trên cơ sở thông số của hồ sơ mời thầu, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ trong nước hoàn toàn có thể chế tạo một sản phẩm nguyên bản như vậy với giá rẻ bằng một nửa. Nhưng điều này là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nên hầu như chúng tôi không làm”.

Mua đắt hàng trăm tỷ đồng?

Theo hợp đồng ký kết giữa Sở Y tế Lào Cai với Công ty AIC, tổng giá trị gói thầu là 6 tỷ đồng, trong đó hệ thống lò đốt rác thải có giá khoảng 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo một nguồn tin của Đất Việt, thiết bị này do phía Nhật Bản báo giá khoảng 45.000 USD một lò đốt có trọng lượng 15kg (gần 900 triệu đồng).

Mặt khác, theo ông H.: “Lò đốt rác thải y tế của chúng tôi và các doanh nghiệp khác trong nước có chất lượng tương đương, mà giá chỉ bằng 1/3 sản phẩm của Chuwastar, nhưng chưa lần nào thắng thầu”. Chẳng hạn,  những hồ sơ đấu thầu gói thầu gồm một lò đốt rác thải y tế và hệ thống xử lý nước thải do Trung tâm Giáo dục lao động Sơn La làm chủ đầu tư, trong khi thiết bị của Công ty AIC và một số doanh nghiệp khác có giá hơn 17 tỷ đồng, thì Công ty cổ phần Machico, một doanh nghiệp trong nước, chỉ chào giá hơn 6 tỷ đồng (chưa kể còn thông báo giảm giá thêm 700 triệu đồng). Trong đó, lò đốt rác thải của Machino chỉ có giá trên 600 triệu đồng một sản phẩm. Nhưng cũng AIC một lần nữa lại thắng thầu.  

Không chỉ tại Lào Cai, Sơn La, “kịch bản” tương tự cũng diễn ra trong nhiều gói thầu thiết bị lò đốt rác thải y tế tại nhiều tỉnh, thành phố khác và đơn vị trúng thầu không ai khác ngoài AIC. Theo đó, yêu cầu về thông số kỹ thuật trong các hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư đều trùng khít với thông số kỹ thuật sản phẩm lò đốt rác thải của Chuwastar.

Thông tin Đất Việt có được, hiện có khoảng 150 chiếc lò đốt rác thải y tế Chuwastar đã được nhập về, lắp đặt tại Việt Nam. Cụ thể, tại Hà Nội và Thái Bình, mỗi nơi 17 chiếc (khoảng 34 tỷ đồng); Hải Dương 13 chiếc; Nam Định 8 chiếc, Thái Bình và Nghệ An, mỗi nơi 7 chiếc, Tuyên Quang 5 chiếc, Bắc Giang, Sơn La… Tổng số tiền các địa phương đã phải chi trả cho số lò đốt rác thải ngoại này khoảng 300 tỷ đồng, trong khi nếu sử dụng sản phẩm trong nước, có chất lượng tương đương chỉ khoảng hơn 100 tỷ đồng.

Kỹ sư Mai Trọng Chính, Trưởng nhóm nghiên cứu lò đốt xử lý chất rắn độc hại thuộc Viện Công nghệ môi trường, Viện KHCN Việt Nam, cho rằng, lò đốt Chuwastar còn chưa đạt tiêu chuẩn. Ông Chính phân tích: “Lò đốt Chuwastar, vỏ làm bằng kim loại, được làm mát bằng nước ở giữa, buồng lò không có vật liệu chịu nhiệt và cách nhiệt nên nhiệt độ buồng đốt không vượt quá 600 - 700 độ C ở cuối chu kỳ đốt, ống khói chỉ cao 3m. Nếu chiếu theo yêu cầu kỹ thuật về lò đốt chất thải rắn y tế (TCVN 7380:2004) thì lò đốt Chuwastar chưa đạt tiêu chuẩn và việc chi hàng tỷ đồng cho sản phẩm này quá lãng phí”.
 

(Báo Đất Việt)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Mở đường bay Hà Nội đi Vinh, Chu Lai
  • Thông đường hầm dẫn nước thuỷ điện xuyên núi dài nhất Việt Nam
  • Khánh thành “Nhà kỷ niệm các trường học Việt Nam“ tại Quế Lâm
  • Khai trương đường bay thẳng Hà Nội - Vinh
  • Ngừng lưu thông trên cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hàn
  • Nước sạch ngày càng hiếm
  • Dịch lợn tai xanh đã lây lan ra 13 tỉnh và thành phố
  • Yêu cầu bảo hiểm xã hội phải thu gần 90 tỷ trong năm 2010
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi