Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiêm ngưỡng lịch sử nghìn năm từ lòng đất

Hôm  (2/10), tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đã diễn ra Lễ khai trương giới thiệu và trưng bày di tích, di vật Hoàng thành Thăng Long với chủ đề: “Hoàng thành Thăng Long: Lịch sử nghìn năm từ lòng đất”.

Khai trương giới thiệu và trưng bày di tích, di vật Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Chinhphu.vn 

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cùng Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), bà Irina Bokova đã tới dự và cắt băng khai trương.

Đây là hoạt động lớn có ý nghĩa chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và UBND thành phố Hà Nội tổ chức.

Đây là lần đầu tiên khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu mở cửa đón du khách tham quan. Từ nay trở đi, ngoài việc thăm các di tích tiêu biểu như Cột Cờ, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, nhà D67 (Tổng hành dinh quân đội nhân dân Việt Nam), du khách sẽ tiếp xúc thêm một phần các di tích đa dạng phong phú đang được bảo tồn nguyên trạng và một phần di vật tiêu biểu giới thiệu trong nhà trưng bày.

Đó là các chứng tích xác thực của các thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau hơn 1000 năm từ thời Đại La đến thời Đinh tiền Lê, thời Lý, thời Trần, thời Lê sơ, thời Mạc, thời Lê Trung Hưng, thời Nguyễn.

Bà Irina Bokova, Tổng Giám đốc UNESCO nghe giới thiệu về Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Ảnh: Chinhphu.vn

Sự kiện này đã thu hút đông đảo khách tham quan. Theo Ban Tổ chức, việc trưng bày hiện vật lịch sử lần này ngoài việc nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Thủ đô ngàn năm mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long với tư cách là Di sản văn hóa mới được UNESCO công nhận đến đông đảo người dân trong trong nước cũng như khách quốc tế.

Ngày 1/8/2010, Khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã được Ủy ban di sản thế giới của UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, với những giá trị nổi bật toàn cầu. Liên tục trong hơn một thiên niên kỷ, đây là nơi giao thoa các giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan hết sức độc đáo.

Đây là trung tâm quyền lực nối tiếp nhau của Việt Nam trong hơn một ngàn năm lịch sử và là minh chứng có một không hai về sự tiến hóa của nền văn minh dân tộc Việt Nam trong lịch sử phát triển của một nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á.

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội ghi đậm dấu ấn những giá trị biểu đạt văn hóa và những sự kiện mang tầm vóc ý nghĩa toàn cầu.

Một số hình ảnh di vật Hoàng thành Thăng Long:

 
 
 

Các vật liệu kiến trúc - Ảnh Chinhphu.vn

 Giếng thời Lê sơ - Ảnh Chinhphu.vn

 

Tượng đầu chim phượng - Ảnh Chinhphu.vn

(Theo Kiều Liên // Tin Chính phủ)

 

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi