Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chiến thắng 30/4 qua cảm nhận của nhà báo Nhật

Đến Sài Gòn trên chiếc máy bay của không quân Mỹ vào đầu tháng 1/1975, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt Yamaguchi là cuộc chiến ở đây đang diễn ra vô cùng khốc liệt…

Sau Ngày chiến thắng 30/4 của nhân dân Việt Nam, Yamaguchi – một nhà báo của hãng tin Kyodo News, Nhật Bản còn trở lại Việt Nam nhiều lần nữa, và ông đã thốt lên: Việt Nam đang thay đổi rất nhanh chóng. Những điều không thể trước đây đã trở thành hiện thực.

Khi còn là sinh viên, Yagaguchi đã mơ ước trở thành một phóng viên được làm việc ở nước ngoài. Năm 1968, ông được tuyển vào làm việc ở hãng tin Kyodo News.

Vào đầu những năm 1970, Yamaguchi tham gia nhóm nghiên cứu Đông Dương, chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan tới Đông Dương thuộc Ban tin Đối ngoại của Kyodo News. Vào thời điểm đó, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam ngày càng trở nên khốc liệt. Các phóng viên của Kyodo News lần lượt lên đường tới Việt Nam để làm nhiệm vụ.  Đầu năm 1975, khi tình hình chiến sự ở miền Nam Việt Nam thay đổi nhanh chóng, Trưởng Ban tin Đối ngoại đã cử Yamaguchi lên đường đến Sài Gòn.

Đến Sài Gòn trên chiếc máy bay của không quân Mỹ vào đầu tháng 1/1975, cảnh tượng đầu tiên đập vào mắt Yamaguchi là cuộc chiến ở đây đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Ông kể: Khi bay tới Sài Gòn, máy bay không thể hạ cánh xuống phi trường Tân Sân Nhất bởi có một số binh sỹ đào ngũ của quân lực Việt Nam Cộng hòa ( ngụy quân Sài Gòn) đang cố gắng làm một số hành động bất thường nào đó. Vì vậy, phi trường này bị đóng cửa. Cuối cùng, thật may mắn là chiếc phi cơ cũng có thể hạ cánh.

Từ tháng 2 tới tháng 3/1975, Yamaguchi chủ yếu đưa tin về cuộc sống thường nhật của người dân Sài Gòn và cách họ đối phó với tình thế đang thay đổi. Tại thời điểm đó, tình hình chiến trường Tây Nguyên biến đổi một cách nhanh chóng. Ngày qua ngày, khu vực kiểm soát của ngụy quyền Sài Gòn ngày càng bị thu hẹp. Các chiến  sỹ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) đang tiến dần về phía Nam.

Vào một buổi chiều, ông đi gần tới cầu Sài Gòn và phát hiện một lá cờ của quân giải phóng đang tung bay ở bờ bên kia của sông Sài Gòn. Trở về văn phòng, ông định viết tin, trong đó có đoạn: “NLF – quân đội của miền Bắc Việt Nam – đang tiến về Sài Gòn, cách thành phố hơn 50km và đang cố gắng giải phóng thành phố này bằng vũ lực”. Tuy nhiên, Trưởng Phân xã Kyodo tại Sài Gòn có vẻ không tin điều đó nên Yamaguchi chở các đồng nghiệp quay lại cầu Sài Gòn để họ có thể tận mắt trông thấy những gì đang diễn ra ở đây.

Cũng tại thời điểm đó, người nước ngoài bắt đầu sơ tán khỏi Sài Gòn.

Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh cho tất cả các công dân Nhật Bản có mặt ở thành phố này phải sơ tán. Nhiều phóng viên và nhà ngoại giao Nhật Bản đã rời Sài Gòn cùng gia đình. Trong số các phóng viên Kyodo News ở Sài Gòn, một số người sẽ phải về nước. Do ai cũng muốn ở lại trong thời khắc này nên các đồng nghiệp của Yamaguchi đã quyết định rút thăm chọn người trụ lại.

Lá phiếu bốc thăm đã buộc Yamaguchi phải rời Việt Nam. Nhưng khi tới bãi đỗ máy bay để trở về Nhật, ông nhận ra rằng đã quá muộn và quá nguy hiểm để sơ tán vì người tản cư và các binh lính đang chờ đợi một cách hỗn loạn để được sơ tán. Trong tình thế ấy, Yamaguchi được phép ở tại Sài Gòn.

Đêm 29/4/1975, ông lái xe tới khu vực Chợ Lớn để xem tình hình ở đó. Ông thấy nhiều lá cờ, với nửa trên đỏ, nửa dưới xanh và một ngôi sao vàng ở giữa (cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) được trang trí dọc hàng lang của khu chợ.

Sáng 30/4, ông  tới nhà của Đại sứ Nhật Bản tại Sài Gòn bởi vì, từ đó, có thể theo dõi dễ dàng hơn tình hình chiến sự. Ông  thấy một binh sỹ trẻ với lá cờ trên tay và hô vang: “Mặt trận giải phóng”.

Trở về văn phòng để làm việc, Yamaguchi đã gửi tin đầu tiên có đoạn “Quân đội miền Bắc đã tới trung tâm thành phố Sài Gòn” về Trụ sở chính của Kyodo News ở Tokyo.

Gửi xong tin, ông cầm máy ảnh và đi ra ngoài. Ông cho biết: Khi tới Dinh Độc lập, ông  thấy rất nhiều xe tăng của quân giải phóng ở bên trong. Tuy nhiên, chiến sự vẫn diễn ra rất ác liệt ở đó. Tình hình rất nguy hiểm. Nhiều lính Sài Gòn đang tháo chạy, cởi bỏ quân phục và vứt bỏ vũ khí.

Tuy nhiên, điều khiến Yamaguchi ngạc nhiên hơn cả, đó là tất cả các chiến  sỹ của Mặt trận Dân tộc giải phóng đều mặc quần áo rất sạch sẽ, không có “mùi chiến trận”. Họ mỉm cười, rất hạnh phúc và không có dấu hiệu bị kiệt sức. Cũng không có bất cứ sự kháng cự có tổ chức nào từ phía ngụy quân khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn. Trưa ngày 30/4, Tổng thống ngụy Sài Gòn Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh cho tất cả các binh lính ngụy Sài Gòn hạ vũ khí, đầu hàng.

“Trong thời khắc lịch sử đó, người dân Sài Gòn vừa có cảm giác lo sợ và hồi hộp, vừa có cảm giác kỳ lạ của tự do và hòa bình vì chiến tranh đã kết thúc và hòa bình đã lập lại. Chỉ một ngày sau khi miền Nam được giải phóng, nhiều cửa hàng và nhà hàng đã mở cửa trở lại. Các quán bar và nhà hàng phục vụ các món ăn tươi, rượu và bia. Không xảy ra bất cứ sự hỗn loạn nào trong thành phố”, Yamaguchi đã viết.

Sau chiến tranh, Yamaguchi đã nhiều lần trở lại thăm Việt Nam. “Việt Nam đang thay đổi rất nhanh chóng”, ông nói và kết luận: “Những điều không thể trước đây đã trở thành hiện thực”.

(Theo Nguyễn Chiến // Tin Chính phủ)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Cần Thơ : Sẵn sàng cho Festival Thủy sản Việt Nam đầu tiên
  • Nhiều ngành thiệt nặng
  • Chọn công nghệ xử lý ô nhiễm nước hồ: Hà Nội: Quyết liệt về hiệu quả và... giá cả
  • Việt Nam sẽ có trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Nga
  • Khu rừng đặc dụng Yên Tử trở thành rừng quốc gia
  • Đưa tín dụng đến với người nghèo
  • Chủ động phòng chống thiên tai năm 2010
  • Dập tắt ngay các ổ dịch tai xanh ở lợn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi