Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Để lương hưu đủ sống

Bảo đảm được ổn định, lâu dài các điều kiện sống bình thường cho bản thân và gia đình luôn là nỗi bận tâm của hầu hết những người làm công ăn lương, nông dân và người lao động cá thể, tự do. Về mặt lý thuyết, chỉ chế độ bảo hiểm xã hội mới có thể giúp họ hiện thực hoá điều mong ước đó

Đặc biệt, cơ chế bảo hiểm phải vận hành như thế nào để người được bảo hiểm không coi việc về hưu đồng nghĩa với sự sa sút, đi xuống một mức sống vật chất thấp hơn so với lúc còn làm việc. Muốn thoả mãn được yêu cầu này, cần có một quỹ bảo hiểm xã hội dồi dào, đủ khả năng giúp người được bảo hiểm trang trải các chi phí cần thiết cho các nhu cầu vật chất trong cùng những điều kiện như lúc còn đủ sức làm lụng để tạo thu nhập.

Tất nhiên, người được bảo hiểm, với tư cách là người trực tiếp thụ hưởng các lợi ích do chế độ bảo hiểm mang lại, là một trong những người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng và duy trì các nguồn tạo quỹ. Song, không thể đòi hỏi người được bảo hiểm đóng góp vào quỹ nhiều hơn khả năng, nhất là đối với người có thu nhập thấp. Nếu, vì lo toan cho cuộc sống tương lai mà phải trích phần lớn thu nhập nộp vào quỹ, thì người ta sẽ có nguy cơ chẳng còn lại được bao nhiêu để giải quyết thoả đáng những vấn đề cơ bản trong cuộc sống hiện tại.

Trong trường hợp người được bảo hiểm thuộc diện làm công ăn lương, thì nên buộc người sử dụng lao động đóng góp một cách hợp lý vào quỹ. Nghĩa vụ đóng góp của người sử dụng lao động ở Việt Nam cũng được luật pháp ghi nhận; nhưng mức đóng góp theo luật Bảo hiểm xã hội hiện hành còn khá tượng trưng, chưa cho phép thể hiện đầy đủ trách nhiệm của người khai thác sức lao động của xã hội để thu lợi nhuận.

Hơn nữa, cần có chế tài đủ nặng và nghiêm khắc đối với người sử dụng lao động cố tình dây dưa không chịu nộp các khoản đóng góp của mình và của người lao động vào quỹ bảo hiểm. Luật hiện hành có dự kiến biện pháp phạt tiền đối với người chậm nộp; tuy nhiên, mức phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Thậm chí, nếu khéo cân phân giữa được và mất một cách bài bản, sòng phẳng, thì người ta có thể sẵn sàng nộp phạt, coi đó như giá phải trả để giữ lại số tiền cần nộp quỹ, bổ sung vào vốn làm ăn trong một thời gian.

Đối với nông dân, người lao động cá thể, tự do, cần tạo điều kiện để họ có được sự tương trợ trong nội bộ ngành nghề, cũng như sự giúp sức của các lực lượng nghề nghiệp khác có thu nhập bình quân cao hơn và cả sự hỗ trợ của Nhà nước, trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ tài chính của người được bảo hiểm đối với quỹ bảo hiểm xã hội. Hội nông dân, nghiệp đoàn của người lao động là công cụ hữu hiệu, nếu không muốn nói là phương tiện hữu hiệu duy nhất cho phép đạt được điều này. Hội nghề nghiệp sẽ nắm tình hình thu nhập cá nhân của hội viên và ấn định nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cụ thể phù hợp với khả năng thanh toán của từng người. Hội cũng có thể thay mặt hội viên giao tiếp với nhà chức trách và các định chế, chủ thể khác trong quá trình tìm kiếm các nguồn kinh phí bổ sung trong trường hợp vì lý do khách quan, phần đóng góp của hội viên không đủ để thực hiện nghĩa vụ nộp phí cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Riêng chế độ bảo hiểm áp dụng cho người làm việc trong khu vực công phải được hoàn thiện trong khuôn khổ đổi mới chính sách lương bổng. Nâng lương từng bước có thể coi là một biện pháp tích cực góp phần tạo nguồn tích luỹ. Nhưng ở góc độ bảo hiểm xã hội, vấn đề cốt lõi là phải làm thế nào xoá bỏ cơ cấu thu nhập chìm nổi kỳ bí tồn tại từ nhiều năm, nguyên nhân chính của sự khác biệt rõ rệt về điều kiện sống vật chất của cán bộ, công chức giữa thời kỳ đương chức và thời kỳ hưu trí.

Rõ hơn, phải có lộ trình lần lượt đưa mọi thu nhập hợp pháp thường xuyên của cán bộ, công chức vào lương. Minh bạch hoá lương bổng trong khu vực công không chỉ là biện pháp chống tham nhũng; nó còn cho phép, từ thu nhập thực tế được làm rõ, xác định mức đóng góp hợp lý cả của cán bộ, công chức và của cơ quan chủ quản vào quỹ bảo hiểm xã hội. Điều này, đến lượt mình, là sự bảo đảm cho một chế độ hưu trí với các phúc lợi vật chất thoả đáng cho cán bộ, công chức khi về hưu.

( Theo TS Nguyễn Ngọc Điện // SGTT Online)

  • Kiếm bạc tỷ nhờ bán cau
  • Dâu mới đau đầu sắm tết nhà chồng
  • Sắm tết tiết kiệm, chị em về quê mua chung
  • Tết buồn của các đại gia thời suy thoái
  • Tết buồn của người lao động
  • Con đường bún mắm
  • Thịt bẩn hay kinh doanh bẩn?
  • Vì sao sợ về hưu?
  • Tổng cục môi trường yêu cầu khắc phục ô nhiễm
  • Trường chứ không phải chợ
  • Quảng Nam: Lại xuất hiện dịch heo tai xanh
  • Thêm một kỷ niệm điện ảnh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
  • Rà soát hệ thống phân phối, tiêu thụ xi măng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi